Nhau thai bán đầy chợ ở Sài Gòn
Friday, May 11, 2012 1:20:51 PM

Bookmark and Share
 

 

Cải bắp thảo Trung Quốc nghi phun thuốc 'ướp xác'

 

VIỆT NAM (NV) - Viên “thuốc thịt người” xuất xứ từ Trung Quốc gây chấn động dư luận chưa dứt, người ta vừa khám phá ra bắp cải Trung Quốc phun thuốc “ướp xác” đầy dẫy các chợ Việt Nam.

 

Nhau thai sấy khô, đóng gói nhập lậu từ Trung Quốc. (Hình: Báo Lao Ðộng)

 

Mới đây, người ta lại “xì” ra tin nhau thai khô, cũng nhập của Trung Quốc, bán đầy chợ thuốc bắc Chợ Lớn.

Nhau thai phơi khô có tên gọi là “tử hà xa” lâu nay được một số lương y coi là “thần dược” dùng để bồi bổ sức khỏe và chữa được “bách bệnh.”

Theo báo Lao Ðộng, “tử hà xa” được bày bán tràn lan tại chợ dược liệu quận 5, Sài Gòn với giá 20 đô một gói 100gr.

Một ông chủ tiệm thuốc bắc tọa lạc tại đường Hải Thượng Lãn Ông thuộc chợ này tiết lộ tin “tử hà xa” nhập cảng từ Trung Quốc hiện đang “hút” hàng. Ông này nói: “Ai hỏi mua phải chờ đặt hàng ít nhất một tuần lễ mới có.”

Cũng theo ông, khó tìm nhau thai tươi ở Việt Nam vì các bệnh viện “quản lý” rất chặt. Ông cho biết nhau thai tươi không bị ướp chất bảo quản nên giá bán rất đắt và thường được chiên với trứng làm “món ăn trị chứng suy nhược cơ thể.”

Báo Lao Ðộng cũng cho biết, hầu hết các tiệm thuốc bắc ở Việt Nam đều bán nhau thai khô được giã nhuyễn thành bột, đóng gói. Một số thầy thuốc cho rằng “tử hà xa” được sấy ở nhiệt độ cao nên không có vi trùng nào còn sống. Tuy nhiên, một số lương y người Việt Nam ở Sài Gòn lại cho rằng có đến 70% thuốc dán nhãn “tử hà xa” toàn bằng chữ Tàu bán tại Việt Nam là hàng giả.

Trong khi đó, theo cục trưởng Cục Quản Lý Dược thuộc Bộ Y Tế Việt Nam, ông Trương Quốc Cường, thì Việt Nam “không hề có thuốc bào chế từ nhau thai và thai nhi.”

Ông Cường còn khẳng định rằng tất cả các loại thuốc “thịt người,” nhau thai đều đã được nhập lậu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, ông này lại không nói gì đến việc làm cách nào để ngăn chận và chế tài mọi hoạt động nhập lậu loại tử hà xa này.

Báo Lao Ðộng dẫn lời của bà Huỳnh Thị Thu Thủy, phó giám đốc bệnh viện Từ Dũ tại Sài Gòn cho rằng nhau thai có thể chứa virus viêm gan B, HIV, Rubella... Bà Thủy nói: “Virus HIV và viêm gan B chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao và kéo dài. Còn thời gian chế biến món ăn, thức uống từ nhau thai quá ngắn, nhiệt độ lại thấp nên không thể tiêu diệt virus được.”

Mặt khác, sáng ngày 9 tháng 5, Cục Quản Lý Dược thuộc Bộ Y Tế Cộng Sản Việt Nam khẳng định sẽ không cho phép ghi danh, sản xuất và nhập cảng cũng như lưu hành “thuốc thịt người” của Trung Quốc tại Việt Nam. Nguồn tin này được công bố sau khi có tin Quan Thuế Nam Hàn tịch thu hàng ngàn viên “thuốc thịt người” xuất xứ từ Trung Quốc cách nay vài hôm.

Mới đây, dư luận tại Việt Nam rộ tin bắp cải nhập cảng từ Trung Quốc đang được bày bán tại Việt Nam được phun loại thuốc dùng để ướp xác người là formaldehyde. Người đứng đầu Cục Bảo Vệ Thực Vật thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cộng sản Việt Nam Nguyễn Xuân Hồng hứa hẹn sẽ lấy mẫu bắp cải để xét nghiệm và công bố kết quả trước ngày 15 tháng 5 tới.

 

Dân Việt bắt đầu tẩy chay bắp cải bán ở chợ. (Hình: Báo Người Lao Ðộng)

 

Tin này đã khiến người dân Việt Nam rúng động cũng như tin hủ tíu, bánh phở được sản xuất với formaldehyde để giữ cho giòn, tươi hồi đầu thập niên 2000 tại Sài Gòn.

Theo VNExpress, mặc dù xác định bắp cải Trung Quốc hiện nay chưa vào mùa nên Việt Nam chỉ có bắp cải Ðà Lạt, người tiêu thụ Việt Nam vẫn lo lắng vì “không biết làm sao phân biệt được bắp cải Trung Quốc và Việt Nam.”

Còn tin Sài Gòn Tiếp Thị cho hay, các bà nội trợ bắt đầu tẩy chay bắp cải ở các chợ tại Sài Gòn. Vì vậy, giá bắp cải đã sụt khoảng 30%, còn 10,000 đồng, tương đương 50cent/kg sáng ngày 10 tháng 5. (PL)

 


Thứ tư, 9/5/2012, 18:46 GMT+7

Việt Nam truy tìm thuốc Trung Quốc làm từ xác thai nhi

Trước thông tin hàng nghìn viên nhộng làm từ xác thai nhi xuất xứ Trung Quốc bị hải quan Hàn Quốc bắt giữ, Cục Quản lý Dược khẳng định không cấp phép nhập khẩu loại thuốc này vào Việt Nam và yêu cầu các địa phương kiểm tra thị trường.
> Phát hiện hàng nghìn viên thuốc làm từ xác thai nhi

Thuốc con nhộng làm từ xác thai nhi được bắt giữ tại Hàn Quốc. Ảnh:
Hải quan Hàn Quốc cho biết đã thu giữ hàng nghìn viên thuốc làm từ xác thai nhi xuất xứ từ Trung Quốc. Ảnh: Metro.

Trao đổi với VnExpress.net hôm 9/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) khẳng định tại Việt Nam không cho phép đăng ký, sản xuất nhập khẩu và lưu hành sản phẩm thuốc làm từ xác thai nhi.

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, Cục đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phối hợp với các cơ quan chức năng như hải quan, quản lý thị trường, Bộ công an… tăng cường kiểm tra, rà soát. Nếu phát hiện loại thuốc này, các lực lượng chức năng sẽ tiến hành xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.

Trước lo ngại nhiều khả năng thuốc làm từ xác thai nhi của Trung Quốc có thể tuồn vào Việt Nam theo đường xách tay từ nước ngoài, Cục Quản lý Dược khuyến cáo người dân không mua, bán, sử dụng các sản phẩm thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nếu phát hiện các sản phẩm thuốc không rõ nguồn gốc cần báo ngay cho các cơ quan chức năng để kịp thời có biện pháp xử lý.

Phản hồi về vụ việc trên, Bộ Y tế Trung Quốc thông báo vẫn chưa tìm thấy một viên thuốc chứa bột xác thai nhi trên lãnh thổ nước này. Tờ China Daily dẫn lời ông Deng Haihua, phát ngôn viên Bộ Y tế Trung Quốc cho biết, cơ quan chức năng vẫn đang sẽ tiếp tục điều tra các thông tin mà Hàn Quốc đã đưa ra.

Từ tháng 8/2011 đến nay, cơ quan chức năng Hàn Quốc đã phát hiện 35 vụ buôn lậu thuốc và thu giữ tổng cộng 17.450 viên nang "con nhộng" được biết đến với tên gọi "thuốc tăng cường khả năng chịu đựng" xuất xứ từ Trung Quốc. Kết quả kiểm tra cho thấy những viên nang này chứa siêu vi khuẩn gây hại cho cơ thể người.

Một số bệnh viện và cơ sở nạo phá thai ở Trung Quốc được cho là tiếp tay cho các vụ phạm pháp trên, bằng cách mỗi khi có một thai nhi chết lưu hoặc được phá, họ sẽ thông báo cho các công ty biết. Sau đó thi thể của những thai nhi này được công ty kia mua nghiền thành bột, trở thành nguyên liệu của những viên nang con nhộng rồi bán ra thị trường. Kết quả xét nghiệm ADN cho thấy 99,7% bột thuốc chứa trong viên nang đó chính là thịt người.

Thi Trân - Nam Phương

 


Trường đại học trong khuôn khổ mầm non?

 

Phiên âm sang tiếng Việt một cách rõ ràng.
Xe môtô đua đời mới với động cơ chạy bằng chân

 

 

Vật bất ly thân của xe khi các vụ cháy, nổ ngày một gia tăng.
Xe máy tiếp sức cho ô tô.
Tuân thủ đúng quy định xe phải có biển.
Lời nhắn nhủ cho các quái xế.
Chiếc xe độc đáo làm nâng cao tầm nhìn cho chủ của nó.
Lời khuyên cho những ai thiếu cẩn thận...
...và tốt nhất nên gửi xe cho an toàn.
Món mới: Bánh mỳ bốn tê.
Lời nhắc nhở khách hàng.
Hãng viễn thông mới: Việt Theo.

 

Đón dâu trong ngày lụt lội.
Cách di chuyển qua đoạn đường ngập.
Chiếc xe 'mới' đang đi xin số.
Lời tự bạch chân thật.
Công nghệ hiện đại nhưng tính tiền kiểu nông thôn châu Á.
Nhà vệ sinh cũng cần phải định nghĩa rõ ràng.
Đánh giầy cũng có đẳng cấp rõ ràng.
Chỗ ngồi không hề thoải mái.
Cấm chôn cất tại khu vực nghĩa địa.
Đến dép cũng cần phải khóa lại.

 

Dắt bò cũng cần phải đội mũ bảo hiểm.
Nguyên tắc làm việc.
Hãng viễn thông mới xuất hiện tại Việt Nam?
Cách di chuyển khi đường ngập sâu.
Những chỗ ngồi không mấy dễ chịu.
Lời nhắn gửi trong nhà vệ sinh.
Khuyến cáo dành cho các nhà có ý định nuôi chó.
Hình phạt dành cho những ai không chấp hành đúng.
In card "viris".

Nơi để suy nghĩ?

Sưu tầm từ

https://vnexpress.net/gl/cuoi/2012/01/nhung-hinh-anh-cuc-doc-chi-co-o-vn-phan-7/

 


 

Đủ chiêu 'đánh bóng' thực phẩm lừa người mua

Chân gà trắng tinh, gà mổ sẵn vàng ruộm, da căng, vịt quay vàng óng ả màu cánh gián..., tuy nhiên, chính việc chuộng những thực phẩm bắt mắt này lại đẩy người tiêu dùng vào nguy cơ ăn phải độc tố.
>Gà vàng ruộm rất có thể do nhuộm hóa chất / Chuyên gia ẩm thực cũng... sợ thực phẩm 'bẩn'

Tại TP HCM, nhiều người bán hàng thừa nhận, một số dòng thực phẩm như ngó sen, chân gà, bì lợn... đều ít nhiều phải trang trí thì người mua mới chịu. Hơn nữa nếu không làm thế thì những loại này có thể bị ngả màu, khi đó thì dù có bán rẻ cũng chẳng có ai lấy.

“Không còn cách nào khác bởi ngó sen bán cả ngày mà không ngâm chất tẩy trắng thì không thể giữ được màu sắc trắng đẹp. Mà sản phẩm không đẹp thì người mua sẽ chê”, chị Hằng, chủ quầy bán rau cải tại chợ An Đông, quận 5 thừa nhận.

Ảnh: Thiên Chương.

Chân gà trắng phau là món từng bị phát hiện ngâm ôxy già. Ảnh: Thiên Chương.

Một dòng sản phẩm khác cũng phải luôn được "mông má" là loại chân gà rút xương dùng để chế biến món gỏi. Chị Hoa, chuyên kinh doanh thực phẩm tại chợ Bình Tây, quận 6 cho biết, sau khi giết mổ gà, ngoài phần thân được mang đi bán thịt, chân gà công nghiệp được loại riêng.

“Sau công đoạn rút xương, phần da và gân của chân gà sẽ được ngâm tẩy để từ màu trắng ngà trở thành trắng tinh. Nhờ công đoạn này, chân gà sau khi chế biến sẽ đẹp mắt hơn”, chị Hoa tiết lộ.

Tại một điểm kinh doanh tại quận 3, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP HCM từng phát hiện gần 200 ký chân gà thâm tím đã và đang được làm trắng bởi dung dịch ôxy già. Cạnh số chân gà đang xử lý là chân gà thành phẩm trắng phau.

Tại quận Bình Tân và quận 6, hai cơ sở chế biến bì lợn đã "phù phép" để biến những mảng da bốc mùi hôi thối trở thành những sợi bì trắng nhờ ngâm hóa chất và dung dịch ôxy già. Tại quận 10, hàng trăm ký thịt bò quá hạn sử dụng, thậm chí nhiều lô thịt bị hỏng đã bị phát hiện đang được chế biến thành khô bò.

Không chỉ làm trắng đẹp sản phẩm, thực phẩm còn được nhuộm các loại màu sặc sỡ để che đậy thực tế. Chủ một quầy vịt quay trên đường Nguyễn Văn Linh, quận 8 thừa nhận, sau khi quay, nếu màu vịt còn tai tái thì khách không ưa chọn. “Chính vì thế chúng tôi phải pha thêm phẩm màu để quét lên cho đẹp mắt”, ông này nói.

Anh Quang, bán gà tại một chợ ở Thanh Xuân, Hà Nội cho rằng: "Chúng tôi cũng có muốn nhuộm vàng gà đâu, nhưng không nhuộm thì các bà đi chợ cứ nâng lên rồi đặt xuống. Thậm chí có người còn bảo gà trắng là gà chết".

Trong khi thực tế, bình thường con gà có màu vàng nhạt, một số con ăn nhiều ngô có thể có màu vàng đậm hơn một chút nhưng màu vàng không đều. Những con nào có màu vàng ruộm, vàng sẫm, màu vàng đều tăm tắp từ đầu đến chân thì nhiều khả năng là do nhuộm vàng.

Ảnh: Thiên Chương.

Vịt quay được trang điểm bằng phẩm màu. Ảnh: Thiên Chương.

Phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, chính thói quen thích mua gà vàng, da căng mà người tiêu dùng tự làm khổ mình. Gà vàng là do nhuộm, da căng là do người bán bơm nước dưới mặt da làm cho mặt căng. Con nào mà khớp đùi, cánh dô lên thì rất có thể do bị bơm nước, để làm tăng trọng lượng.

Măng cũng là loại thực phẩm dễ bị ngâm tẩm hóa chất vì dễ đổi màu, thậm chí vừa luộc ra măng đã thâm đen. Bình thường với măng tươi không ngâm tẩm hóa chất, mua về ngâm muối để trong tủ lạnh thì cũng phải ăn ngay trong 2-3 ngày, lâu hơn là hỏng. Vì thế, người bán thường cho một chút hóa chất để măng tươi được mềm, giòn, hấp dẫn, lại để được lâu.

"Đối với măng khô, muốn ngâm, luộc để bán không nát và hỏng thì cứ cho chút bột trắng vào, tối luộc sáng bán ngay. Ngâm chất này bán cả tháng măng vẫn vàng, mềm, đẹp", một chủ cửa hàng ở chợ Thành Công cho biết.

Một chuyên gia của Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, hiện hóa chất và chất phụ gia thực phẩm được bày bán rất tràn lan nhưng không được quản lý một cách chặt chẽ. Trong khi đó nếu lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Chẳng hạn, trong ngâm măng có rất nhiều hóa chất được phép sử dụng như sodium sulphite (Na2SO3), sodium hyposulfite (Na2S2O3)... Tuy nhiên, cùng là tên hóa chất đó thì chỉ có loại tinh khiết mới được dùng trong thực phẩm.

Vì thế, theo vị chuyên gia này, để an toàn khi mua măng về, người tiêu dùng nên luộc kỹ trước khi chế biến vừa giúp loại bỏ phụ gia thực phẩm tẩy măng vừa loại độc tố trong măng. Măng luộc không kỹ có thể gây ngộ độc cấp với biểu hiện nhức đầu, chóng mặt buồn nôn, nặng có thể tử vong.

Ngay cả khi đã luộc kỹ, món măng (nếu được dùng thường xuyên) cũng có thể gây ngộ độc mạn tính, khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, yếu. Nguyên nhân là vì trong măng có chứa nhiều chất HCN, khi vào cơ thể sẽ biến thành chất độc.

Anh Huỳnh Văn Truyền, người từng nhiều năm kinh doanh tạp hóa tại chợ Bình Tây quận 6, nay đã chuyển nghề, cũng cho rằng, chuyện "trang điểm" cho thực phẩm thời nào cũng có. Điều này xuất phát từ hai nguyên nhân, một là người bán làm ăn gian dối, hai là do người tiêu dùng có thói quen chuộng thức ăn có hình thức bắt mắt.

Theo hướng dẫn của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), với những loại thực phẩm dễ ngâm tẩm hóa chất, nhuộm màu như vịt quay, chân gà nướng, măng, bì lợn... thì người tiêu dùng nên chọn mua loại có màu tự nhiên. Chẳng hạn, với măng đã ngâm, nên chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng của các cơ sở uy tín. Măng ngon là măng có mùi thơm đặc trưng, nếu có màu trắng, vàng bất thường và có mùi lạ khó chịu thì không nên sử dụng. Hay khi chọn mua gà mổ sẵn thì chọn con có màu vàng nhạt hoặc hơi đậm một chút nhưng màu vàng không đều...

Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP HCM khuyến cáo, người tiêu dùng không nên mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc cảm quan thấy không an toàn. Tránh mua các loại thực phẩm nghi ngờ có dùng hóa chất như: thực phẩm chế biến có màu quá lòe loẹt hoặc trắng sạch quá mức, không nên mua những thực phẩm có dấu hiệu không còn tươi.

Thiên Chương - Phương Trang


 

Kinh hoàng công nghệ "biến" thịt lợn thành thịt bò

Gần đây, tiểu thương các chợ tại tỉnh An Huy của Trung Quốc truyền tay nhau một chất phụ gia mới có tên “Phụ gia lợn bò”. Công dụng của chất phụ gia đặc biệt này chính là nằm ở khả năng có thể biến thịt lợn thành... thịt bò chỉ sau vài chục phút tẩm ướp.

Đội quản lý thị trường thuộc thành phố Phúc Châu thuộc tỉnh An Huy sau đó cũng phát hiện ra rất nhiều nhà hàng lớn nhỏ trong thành phố đều mua lọai phụ gia mới này. Vậy thực chất loại phụ gia đó là gì, và nó có mang lại lợi ích gì cho những người sử dụng?


Không chỉ có “hương liệu bò”

Các phương tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc cho biết, sau khi xuất hiện thông tin về chất phụ gia đặc biệt này, nếu đi đến các cửa hàng lớn nhỏ bày bán các chất phụ gia tại thành phố Phúc Châu đều có thể mua được phụ gia “biến thịt lợn thành thịt bò”.


Công đoạn chế biến thịt lợn tại một nhà hàng của thành phố Phúc Châu thuộc tỉnh An Huy

Theo các chủ cửa hàng bán những phụ gia này tại chợ Hợp Phì thuộc thành phố Phúc Châu cho biết: Hiện nay rất nhiều cửa hàng trong thành phố đều mua chất phụ gia này. Không chỉ có “hương liệu bò”- tức biến thịt lợn thành thịt bò, mà cửa hàng còn có rất nhiều loại “hương vị” khác như: vịt, gà, cừu… Một gói hương vị này có giá trung bình khoảng 45 nhân dân tệ (tương đương với 135 nghìn đồng), riêng hương vị cừu thì đắt hơn chút ít, khoảng 50 nhân dân tệ (tương đương với 150 nghìn đông).


Chất phụ gia đặc biệt, biến thịt lợn thành thịt bò

Chất phụ gia đặc biệt này được chế biến như dạng kem, đóng gói theo hai hình thức: Các túi nhỏ hoặc đóng thành can. Trên tất cả các bao bì của chất phụ gia đều có ghi nơi sản xuất tại thành phố Thiên Tân của Trung Quốc. Cũng theo các chủ cửa hàng tại chợ Hợp Phì cho biết, nếu muốn mua số lượng lớn thì  phảiđặt hàng trước vì mặt hàng này hiện đang bán rất chạy tại Trung Quốc.


“Kỳ diệu” công nghệ chế biến

Theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm thì chất phụ gia này có màu nâu sẫm và một gram thịt thành phẩm cần đến 2-5 gram “hương vị bò”. Sau khi tẩm ướp miếng thịt lợn qua chất phụ gia, đợi khoảng nửa tiếng đồng hồ để gia vị ngấm đều. Sau thời gian này, miếng thịt lợn đã đổi màu nâu sậm.


Quá trình tẩm ướp

 


Sau đó các đầu bếp cho miếng thịt lợn đã được tẩm ướp vào nồi hầm khoảng 1 tiếng đồng hồ. Khi “ra lò”, miếng thịt này có màu nâu sẫm, nếu nhìn bằng mắt thường, rất khó có thể nhận ra đó là thịt lợn và khi ăn thì rất giồng hương vị của món thịt bò bít tết.


Và hãy so sánh sau khi đã được chế biến


Đối với loại hương vị cừu thì chất phụ gia lại có màu vàng sậm. Khi tẩm ướp thịt lợn vào chất này sau nửa tiếng thì các đầu bếp băm nhỏ hỗn hợp này. Sau đó họ cho vào nồi nấu thành các món cừu như cừu hầm hay thịt cừu viên. Và chắc chắn khi ăn không ai có thể phát hiện ra đó là...  thịt lợn.

Sở dĩ các một số nhà hàng tại thành phố Phúc Châu sử dụng loại tạo hương vị này là do vấn đề lợi nhuận. Tại thành phố này, giá thịt bò đắt gần gấp đôi giá thịt lợn, vì thế việc sử dụng hương vị bò cho thịt lợn sẽ làm cho lợi nhuận của các nhà hàng được tăng lên.

Sau khi phát hiện ra vụ việc gian lận này, Cục giám sát chất lượng thực phẩm của tỉnh An Huy đã vào cuộc để kiểm tra chất lượng của những hương vị phụ gia này. Theo Cục này cho biết, thành phần chính trong các gói phụ gia bao gồm: các loại axit amin, I+G, bột ngọt, protein thủy phân cùng nhiều loại gia vị tạo mùi hương khác. Cũng theo Cục này cho biết, chưa có kết quả nghiên cứu chính xác về tác hại của các chất phụ gia này. Tuy nhiên, đối với những thành phẩm đựợc ghi trên bao bì thì nếu ăn nhiều sẽ rất có hại cho sức khỏe, thậm chí có thể gây ung thư.


Hải Hiền (Theo Tân Hoa Xã)


 

Nước tương, muối tôm được làm từ xương thối

Phải mất nhiều ngày trong vai anh xe ôm khiêm bốc vác dễ thương, phóng viên báo Giao dịch mới thâm nhập được vào điểm tập kết nóng nguyên liệu chế biến nước tương. Đó là bãi xương trâu bò thối mà phải khó khăn lắm mới không ói tại chỗ.



Điểm tập kết xương thối phát ói


Trong vai một người chạy xe ôm, tôi chở một chị phụ nữ tuổi trạc 40 đi mua xương về nấu phở. Thấy tôi dễ mến, chị thường trò chuyện trên đường và những lúc ngừng nghỉ. Qua một bãi rác trống trải, chị chỉ tay bảo: "Ngày trước, đây là điểm thu mua và chế biến xương súc vật. Đông vui lắm. Nay không còn nữa, vì xương trâu bò rất hiếm, phải tập kết từ nhiều nơi như Bình Thuận, Long An, Đồng Nai mới có đủ xương cho các lò chế biến nước tương. Ít hàng, các đầu nậu tập trung hết về một vài điểm thôi. Xương thối thì để cho các lò nấu nước tương, xương tươi thì đầu nậu a lô cho các tiệm phở đến điểm tập kết nhận hàng".
Điểm tập kết nằm trên một con đường vắng được che chắn bởi một góc tường rào cao. Tôi suýt nôn ọe vì mùi hôi thối khủng khiếp. Xương chất thành từng đống, ruồi nhặng bâu đầy như rắc đậu đen. Có năm ba lao động đều còn trẻ đang lom khom phân loại xương. Một phụ nữ dáng vẻ đầu nậu đứng chỉ tay cho các xe hàng loại 1,5 tấn đổ xương vào nơi quy định. Đây là chuyến "hàng tươi" nên chị ta liên tục gọi di động cho các bạn hàng nấu phở đến nhận xương mới.
Trong khu tập kết, xương súc vật chất thành đống dưới đất, sát bờ tường. Có đủ loại xương đầu trâu, đầu bò cũ. Có mới có cũ được phân loại đâu ra đấy. Lại có đống xương hình thù kỳ dị, đoán mãi không ra xương động vật gì. Ruồi nhặng bay trên các đống xương này một đám mây đen. Tôi vừa há miệng toan ngáp đã bị mấy chú chui tọt vào miệng. Ghê hết chỗ nói.



Công nghệ chế biến "gia truyền"


Ngay bên khu tập kết là một lò nấu nước tương. Đó là một hệ thống lò nấu bằng củi gồm các lồng đựng và các khung khổng lồ rỉ sét đựng xương. Qui trình chế biến xương xem ra khá đơn giản. Xương được đưa vào rọ lưới rồi cho vào lò hấp. Công đoạn tiếp theo là đem xương ngâm vào axít pha loãng cho rã ra. Sau đó cho nước vôi tôi vào “trung hòa”. Công đoạn thứ 3 là xương được mang ra phơi cho ráo nước rồi đưa vào cối gắn moteur để nghiền nhuyễn. Công đoạn thứ tư là thêm đậu nành hoặc bánh dầu kèm các loại hóa chất tẩy rửa để khử mùi, khử mỡ. Công đoạn cuối cùng là bổ xung hoá chất tạo màu, tạo hương để cho ra loại nước chấm màu đen đậm đặc được gọi là “tinh chất đạm”.
"Nói là công nghệ chế biến "gia truyền", nhưng thực ra công nghệ sản xuất nước tương ngày xưa khác bay giờ nhiều lắm. - Anh M., một kỹ thuật viên ở lò cho biểt. - Sản xuất nước tương ngày xưa thường có 2 công đoạn. Công đoạn một là ủ đậu nành lên men tự nhiên (thuỷ phân). Nhưng làm thế thì rất mất thời gian. Chạy theo lợi nhuận, sản xuất đại trà, các cơ sở sản xuất đã làm nhanh quá trình lên men tự nhiên bằng cách "lên men nhân tạo", tức là sử dụng axít thuỷ phân nguyên liệu trực tiếp. Nguyên liệu chính là các loại bánh dầu và đậu nành loại 2, loại 3. Thế nhưng, trong sản xuất theo phương cách này, dư lượng 3-MCPD (tiền chất gây ung thư) còn lại trong sản phẩm rất cao, nên từ rất lâu đã không cho phép sử dụng.



Sản phẩm có thể gây ung thư


Trao đổi với GS-TS Chu Phạm Ngọc Sơn, được biết, cholesterol có nhiều trong xương heo, xương bò, nếu không xử lý tốt sẽ tạo thành các phức chất có hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Trong tinh chất đạm (nước cốt của nước tương) có các chất độc thuộc họ cloropropanol, chủ yếu là 3-cloro - 1,2 - propandiol (3-MCPD) và 1,3-dicloro-2-propanol (1,3- DCP). Đây là những hóa chất có thể gây ung thư cho người tiêu dùng. Chất béo trong xương hoặc khô dầu đậu tác dụng với HCl sẽ sinh ra chất 3-MCPD. Chính vì vậy, nhiều nước trên thế giới đã quy định rất chặt chẽ hàm lượng của chất 3-MCPD trong nước tương. Chẳng hạn, ở Châu Âu, Úc, New Zealand, hàm lượng 3-MCPD cho phép không được vuợt quá 20 mg/kg.
Cách đây 3 năm bộ và sở Y tế TP.HCM đã triển khai các quy định về hàm lượng 3-MCPD, theo đó yêu cầu các cơ sở sản xuất phải công bố hàm lượng 3-MCPD trong sản phẩm như nước tương, xì dầu, dầu hào trên nhãn mác sản phẩm.
Một vấn đề khác là loại hóa chất bảo quản dùng trong nước tương là natri benzoat (chất bảo quản dùng trong một số loại cháo dinh dưỡng đã từng bị dư luận công phẫn lên án cách đây không lâu). Nhiều nước trên thế giới cấm sử dụng hoá chất này do ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng (hại gan, thận và hệ thần kinh). Theo quy định, hàm lượng chất bảo quản natri benzoat trong thực phẩm không được vượt quá 1mg/kg. Thực tế, khi kiểm tra sản phẩm của các cơ sở sử dụng chất natri benzoat hầu hết đều vượt quá nhiều lần mức cho phép.

Muối tôm cũng được làm từ… xương thối
Trên đường về, chị phụ nữ đi lấy xương tươi về nấu phở cho biết: “Bây giờ tìm nguồn xương tươi để nấu phở cho ngọt nước để giữ khách hàng là rất khó, phải canh mới lấy được hàng tươi, vì hàng ở các tỉnh chở về phần lớn là hàng thối, chỉ để nấu nước tương được thôi".
Chị cho biết, xương súc vật không chỉ để nấu nước tương. Xương vụn được nghiền nát thành bột, trộn thêm bột ngọt cho ra một sản phẩm mới là “muối ngọt”, thêm chất tạo màu vào thì thành "muối tôm". Loại thứ 2 là các loại bột nêm gia vị, tuỳ theo việc nấu canh hay kho cá mà gia giảm bột ngọt vào xương bột.
Vì lợi nhuận, người ta đã bất chấp vệ sinh an toàn thực phẩm để sản xuất ra nước tương thông dụng trong bữa ăn hàng ngày của người dân từ nguồn nguyên liệu đáng sợ như vậy. Vấn đề ATVSTP từ rất lâu đã là nỗi bức xúc lớn cho người tiêu dùng. Không lẽ các cơ quan quản lý nhà nước về ATVSTP đành bất lực?


Hoàng Dũng Huệ - Phóng sự được đăng trên báo giao dịch
BaBlog

 

 


 

Chỉ Hà Nội mới có

Văn Quang


Bà chủ quán bún ngan trên phố Trần Hưng Đạo, tay bán, miệng leo lẻo mắng người làm.

Ô hô, ai tai! Văn minh Thủ đô

Còn đang sống ở Việt Nam, tôi đã nghe nói nhiều đến nền văn minh, văn hóa của Thủ đô Hà Nội. Thành phố đang mở rộng để phình ra to nhất nước, đang ráo riết “quy hoạch” để đẹp nhất nước, xứng đáng là trung tâm văn hóa – chính trị, kinh tế lớn nhất nước và ôm giấc mơ lớn nhất cả Đông Nam Á này.

Nhưng rồi qua bao nhiêu năm, kể từ khi khôn lớn, rời bỏ miền Bắc ra đi, tôi rất ít khi trở lại Hà Nội. Có một hai lần đi qua, ghé vào thủ đô như một trạm dừng chân trong ngôi phố cổ rồi lại thản nhiên trở lại Sài Gòn. Không có dịp đi sâu ở lâu để "khám phá" nền văn minh Hà Nội, chưa được thưởng thức "ẩm thực" tinh tế nổi tiếng Hà Nội, chưa có thì giờ dạo chơi ngắm lại những danh lam thắng cảnh xưa. Chỉ có một buổi sáng ngồi trong nhà thủy tạ ăn sáng, ngắm mặt nước Hồ Gươm xanh biếc sau dàn liễu rủ.Hơn thế, từ xa xưa Hà Nội vốn nổi tiếng là mảnh đất “kinh kỳ ngàn năm văn hiến”, người Hà Nội thanh lịch dịu dàng. Chẳng thế mà trăm năm trước, người Hà Nội vẫn tự hào với câu :”Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An".

Vậy trăm năm sau nó phải "văn hiến" hơn chứ. Tôi cũng mong có được lòng tự hào về mảnh đất thủ đô của ông cha ta để lại tiếng thơm cho con cháu.


Áo dài trên phố của cô gái Hà Nội xưa

Người "Hà Nội thực thụ" còn lại rất ít

Tuy nhiên, dù vậy trong giao tiếp hàng ngày, tôi cũng đã từng được nghe giọng nói Hà Nội ngày nay, khác với ngày xưa rất nhiều. Ngay cả trên các đài truyền thanh truyền hình và trong những cuốn phim, tiếng nói Hà Nội cũng đã khác xa. Lý do cũng dễ hiểu, bởi những người dân “thực thụ Hà Nội” đã cao chạy xa bay từ nửa thế kỷ rồi, số “thực thụ Hà Nội” còn ở lại rất ít. Những người đến Hà Nội sinh sống sau này hầu hết từ khắp các vùng nông thôn và trước hết là những người có công với "kháng chiến", có địa vị "nhà nước" được đưa về thủ đô "công tác" rồi kéo cả nhà, họ hàng về "ăn theo" nghiễm nhiên trở thành dân Hà Nội". Và cứ thế phát triển dần, phát triển thoải mái, du nhập đủ thứ thói quen, kể cả những thói hư tật xấu, phong cách ô hợp, chẳng ai buồn để ý tới, chẳng ai coi đó là chướng tai gai mắt. Ngược lại, có khi còn thấy … thú vị, nên nó phát huy tối đa những góc cạnh "lạ lùng quái đản". Thói hư dễ bắt chước, tính tốt khó làm quen là tâm lý thông thường.

Có một số người từ Hà Nội vào Sài Gòn sinh sống đã có thể tạm thời “hòa nhịp” với giọng nói Sài Gòn. Nhưng vẫn còn một số người mới vào Nam sinh sống và cả một số vào đã lâu nhưng vẫn giữ mãi giọng nói "đặc biệt" của miền Bắc, không thay đổi được. Cho nên người miền Nam thường có thể đoán ra ngay “Bắc Kỳ 75” hay “Bắc Kỳ 54”. Họ hàng nhà tôi cũng vậy. Cho nên tôi không cho đó là tốt hay xấu, hay hoặc dở. Tôi chỉ nói đến sự khác biệt mà thôi. Ngay cả cách dùng từ ngữ cũng khác. “Điện cho tôi nhé” chẳng biết điện thoại hay điện thư (e mail) hay điện tín. Vất vả lắm thì nói "vất lắm". Liên lạc với nhau thì nói "liên hệ", đề phòng thì nói "cảnh giác", bảo đảm thì đảo ngược thành "đảm bảo"… Có hàng trăm kiểu nói như thế, nghe qua biết liền. Có lẽ cần phải có một cuốn từ điển Việt Nam mới để mọi người VN cùng dùng chung và hiểu nhau hơn.


Chỉ Hà Nội mới có

Hàng Quẩy chửi Hà Nội

Những cái hay, cái đẹp của Hà Nội, báo chí ở VN đã nói đến nhiều rồi, tôi cũng được nghe không thiếu. Cả cái dở, cái xấu cũng khá nhiều. Đó là chuyện tự nhiên của một thành phố lớn. Ở đâu chẳng vậy.

Nhưng có một thứ mà chỉ Hà Nội mới có, đó là chuyện ẩm thực với "bún quát, phở đuổi, cháo chửi". Chuyện này tôi nghe từ lâu đã thấy kinh ngạc lắm rồi. Không ngờ đi ăn bún thì bị quát, đi ăn phở thì bị đuổi, đi ăn cháo thì bị chửi. Các bạn đã thấy, đã nghe ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, kể cả ở những nước lạc hậu nhất, có chuyện này chưa?

Ấy thế mà bây giờ lại còn có chuyện "động trời" hơn. Nghe qua cứ tưởng là chuyện bịa, bịa trắng trợn, bịa láo lếu. Làm gì trên đời này lại có thứ chuyện quái đản đến như thế. Song tôi cũng rất tiếc rằng đây là chuyện có thật 100%. Nói có sách mách có chứng. Chỉ cần dẫn chứng một nguồn tin trên báo của một anh phóng viên ở ngay Hà Nội là đủ, không cần thêm mắm muối đã hoảng hồn rồi.

Đọc nguồn tin kia, tôi còn đang phân vân thì lại nhận được cái "meo" của một người đẹp được mệnh danh là "Bà Phổi Bò Hồng O." từ Seattle, tuốt tận bên Huê Kỳ, gửi tới. Hồng O. cũng chẳng “bình loạn” gì thêm, chỉ gửi nguyên xi tin này “bố cáo” với bạn bè. Thế là quá đủ. Tôi đành phải viết bài này tường trình cùng bạn đọc cho rõ ràng, kẻo sợ người biết người không, hoặc "tam sao thất bổn" cái thừa cái thiếu, mất đi tính xác thực, vốn là thứ quý nhất của nguồn tin.

 

Phong cách mới

Những phong cách "bún quát, phở đuổi, cháo chửi", như tôi đã nói ở trên, bây giờ đã thuộc về quá khứ. Không phải nó tàn lụi mà nó "phát triển lên một chiều cao mới", kinh hoàng hơn. Anh chàng phóng viên của Hà Nội gọi là "ác liệt" hơn. Có lẽ từ ngữ này cũng bị ảnh hưởng từ thời chiến tranh, thí dụ như B52 đánh phá ác liệt.Tôi còn nhớ hồi đó, đứng từ xa nhìn máy bay B52 đánh phá ác liệt như thế nào, song nghe qua những lời lẽ trong vài quán ăn được diễn tả, cũng có thể hình dung ra lời nói đó làm ù tai hoa mắt không kém gì nghe B52 giội bom giữa thời bình.

Không còn cách dùng từ nào khác nên tôi tạm gọi những cách hành xử sau đây là một “phong cách mới” vậy. Nếu bạn đọc nào có câu chữ hay hơn, xin vui lòng góp ý để bà con cùng bàn luận cho vui chuyện "thiên hạ sự".

Hầu như một số rất lớn người Hà Nội, công tư chức, thuộc dạng trung lưu, tiểu thương có thói quen đi ăn sáng ở những hàng quán nổi tiếng dù nó nằm ở ngóc ngách nào. Ham rẻ thì ít, ham ngon thì nhiều. Còn những "đại gia" thì không ham ngon, ham rẻ mà lại ham "làm sang", chọn những quán nổi tiếng được trang trí như "bố thằng Tây" và điều kiện là phải chém đắt mới đúng là nơi đáng ăn. Cho dù lúc này đang là lúc suy thoái kinh tế trầm trọng, ai thắt lưng buộc bụng ở đâu không biết, các "đại gia" vẫn không từ bỏ thói quen đã làm nên tính cách đại gia của mình.

Ở Sài Gòn và các thành phố lớn cũng thế thôi, nhưng mỗi cửa hàng có một phong cách phục vụ khác nhau. Ở đây tôi đi vào cụ thể, một số hàng quán ở đất Thủ đô ngàn năm văn vật hiện nay (Nếu viết phóng sự hồi xưa, tôi không ngần ngại diễn tả rằng "Hà Nội ngay bây giờ, liền tút suỵt". Lối đó hơi xưa rồi nên tôi không xài nữa, cho vào viện bảo tàng chữ nghĩa).


"Miệng nhai, tai nghe chửi"

Xin nói ngay, đó là tiêu đề của anh chàng phóng viên sống ở Hà Nội, chứ không phải của tôi. Thực khách đã quá quen với lối vừa ăn vừa nghe chửi này rồi nên cứ tỉnh như ruồi, ăn uống xì xụp ngon lành. Ngay từ khi khách chưa bước chân vào cửa hàng, đã có thể nhận ngay một lời chào đầy tình cảm chua lòe của chính chủ nhân.

Tại quán bún canh dọc mùng nổi tiếng thơm ngon với món lưỡi, sườn, giò heo chấm xì dầu, hông chợ Ngô Sĩ Liên (Hà Nội),  trưa ngày 15-02-2009 vừa qua, một khách mới dừng xe trước quán hỏi bà chủ:

- "Chị ơi, để xe ở đâu?".

Bà đốp ngay vào mặt:

- "Để lên nóc nhà này này!".

Bà chủ ngoài 50, ít khi ngớt tiếng léo nhéo chua loét. Một thực khách thích ăn rau sống,  gọi rau đến lần thứ 3, bị bà chồm qua bàn bán hàng quát nạt:

- “Đây không có rau, tự trồng mà ăn!”.

Ấy thế mà khách không giận mới là lạ.

Một bà khách sau bữa trưa ngon miệng, biết tính bà chủ hay cáu gắt, chị lại gần bà chủ nhỏ nhẹ: “Chị gói cho em 1 cái lưỡi mang về nhà. Nhà em ít người, chị cho cái nho nhỏ thôi". Bà chủ quán ngồi cạnh nồi canh nghi ngút khói, mặt đỏ phừng phừng quắc mắt: "Đây không có hàng nho nhỏ! 60 nghìn đổ đầu”. Chị khách bắt đầu sợ, đành phải gật đầu ngay. Nhưng bà hàng chưa hết cơn. Bà vừa gói hàng, múc nước chấm, vừa nguýt chị khách: "Đã muốn ăn ngon lại còn đòi rẻ!". Rồi cơn cáu giận dâng cao, bà móc cái lưỡi heo luộc ra khỏi túi nilon định đưa cho khách, song lại ném vào rổ: “Thôi không bán nữa đâu, về đi!”. Chị khách tím mặt lủi thủi ra về.

Ở một quán ăn khác, quán mì vằn thắn trên phố Trần Hưng Đạo, hai vợ chồng chị Chị Hồng Hạnh (ở Vĩnh Hồ, Hà Nội) kể, một lần chúng tôi đến ăn, chờ mãi không thấy nhân viên đến hỏi, chồng chị ra tận quầy chủ quán gọi món ăn. 10 phút sau không thấy ai mang đồ ăn ra, hai vợ chồng ngại quán đông, đứng dậy ra về. Vừa ra khỏi cửa, đã nghe một giọng đàn ông chửi với theo: “Loại giẻ rách, có C. tiền mà ăn!".

Vợ chồng chị Hạnh ấm ức lắm, nhưng không dám phản ứng vì: Thứ nhất, không đáng phải đối phó với những loại người thô tục như thế này. Thứ hai, cái quán ăn nổi tiếng này chắc nó phải có "bảo kê", có bọn "mặt rằn" đứng sau, chính quyền ở đây chắc cũng không xa lạ gì với chủ quán. Thứ ba, chị thấy người ăn vẫn vòng trong vòng ngoài chầu chực để được "xin ăn ". Thôi thì đành "nhắm mắt làm ngơ" vậy. Chị không hiểu tại sao giữa thành phố lớn, những người ra vẻ lịch sự như thế này mà vẫn có những người chấp nhận "tủi nhục" để được ăn. Họ quen với lối "xin cho" thời bao cấp rồi chăng?


Một kiểu vừa bán hàng vừa "chửi chó mắng mèo"

Khi bạn đến chơi nhà ai, thấy chủ nhà tiếp đãi bạn ân cần, nhưng trong khi đó vẫn cứ quát nạt chửi bởi, mắng nhiếc con cái, bạn đã thấy nhột lắm rồi. Trong cách xử thế, người ta gọi là kiểu "chửi chó mắng mèo" để gián tiếp đuổi khách.

Quán bún ngan trên đường Trần Hưng Đạo bà chủ quán áp dụng chiêu này để ra oai. Bà tỏ ra ngọt ngào với khách nhưng lẫn lộn trong sự ngọt như mía lùi ấy là những câu chửi thậm tệ đám "lâu la" bưng bê của cửa hàng: "Mày đi đâu mà giờ mới vác xác đến, ở nhà chôn bố mày à?".

Nhiều người thản nhiên ngồi ăn trên rác rưởi vây quanh

Thì ra nạn nhân là cô giúp việc mới đang đứng chịu trận trước bà chủ và hàng chục thực khách đang tất bật nhai và… nhẫn nại nghe. Bà chủ quán thấy nhiều người ngẩng đầu ngó, như được khuyến khích (ở Hà Nội còn gọi là được động viên), tay làm hàm càng… chửi!.. Càng chửi càng hăng.

Ở hàng hủ tiếu nổi tiếng trong "ngõ ẩm thực" phố Hàng Chiếu, bà chủ hàng cũng phải chửi người giúp việc liên tục. Bà chửi rất du dương, xen lẫn lời mời với khách hàng khá êm đềm:

"Mày có rồ không mà cắt rau dài thế này?". Rồi quay sang phía một khách hàng trẻ, bà tiếp nối luôn: "Em không ăn rau sống, à". Rồi lại quay vào chửi người làm: "Cái con ngu vạ ngu vật kia, khách chờ vòng trong vòng ngoài mà cứ đứng như con chết rồi thế kia à?" Lại quay sang phía khách hàng bà "hát luôn": "Chưa đến lượt em, đợi tí, gái nhé!". Lại liên tục chửi: “”Xéo về quê mà hốc C.! Loại lười thối thây như mày chỉ tổ ngứa mắt tao!".  Quay sang khách bà đổi giọng một chút: "Ngồi xuống đây em, chật chội tí, thông cảm nhá!"… Cứ thế liên tục bà vừa chửi vừa "hát" vừa bán hàng, không hề biết mệt.

Nhiều người khẳng định họ đều ít nhất 1 lần vừa ăn hàng vừa… được nghe chủ quán chửi người làm. Bà Lan (bán hàng lưu niệm) kể: Cuối tuần trước, cả nhà bà đến quán hải sản biển B.H trên phố Tô Hiến Thành. Bà chủ ở đấy đang quát tháo một nhân viên, thỉnh thoảng lại xỉa xỉa con dao về phía cậu người làm; cậu này thì mặt lạnh tanh như không nghe thấy gì. Các cháu bà Lan ngồi cạnh sợ rúm ró trước lưỡi dao sắc lẻm thỉnh thoảng vung loang loáng trước mặt.

Trước những chủ quán mồm năm miệng mười, chửi người làm như hát hay, nhiều khách nghẹn. Bà Lan chỉ còn biết nói:"Nuốt chưa hết miếng đã muốn đứng lên, ăn một lần là cạch đến già"

Nhưng cũng với nhiều người, nghe chửi ở quán hàng thường như… vừa ăn vừa xem biểu diễn (cốt sao tiếng chửi không dành cho mình!).

Thế nên, "phong cách bán hàng" kiểu… chửi không chỉ phát huy cao độ ở các quán hàng nhỏ, mà nay nó còn được lan sang ở hệ thống nhà hàng bậc trung như L.V (phố Lý Thường Kiệt), Q.N (phố Phan Bội Châu)…


Văn hóa Hà Nội của các anh như thế đó

Điều kinh ngạc hơn cả là tại sao người Hà Nội, dù chỉ là một số người, lại chấp nhận "phong cách" mọi rợ này như một nét riêng của Hà Nội. Những ví dụ nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn. Đó chính là văn hóa, chính là bộ mặt của Hà Nội. Chẳng lẽ cứ để thế mãi sao, hỡi những nhà thông thái, những nhà xã hội học, những người có bổn phận xây dựng Hà Nội, những người lo cho cả một thế hệ tương lai Hà Nội??? Có lẽ nào các vị này đã quá quen rồi nên thấy như thế là chuyện bình thường chăng? Du khách sẽ nghĩ gì, sẽ "kinh sợ" Hà Nội đến như thế nào nữa?

Một người bạn tôi ở Hà Nội, đang làm việc tại Sài Gòn, đã cam đoan rằng nếu ở Sài Gòn thì những hàng quán như thế không có một cơ hội nào sống sót. Dù rằng cũng còn có một vài hàng quán chưa tiếp đãi ân cần, chưa thể hiện được tính văn minh lịch sự đúng nghĩa, nhưng "phở đuổi, bún quát" thì không hề có. Ngay cả trong cách giao tiếp hàng ngày, hai tiếng "cảm ơn" và "xin lỗi" ở Sài Gòn cũng nhiều hơn ở Hà Nội. Anh bạn tôi ngán ngẩm: “Nếu vừa ăn vừa nghe chửi mà được gọi là “nét văn hóa Hà Nội” thì xin lỗi, chắc tôi không bao giờ dám nhận mình là người Hà Nội nữa”.

Một độc giả ở miền Nam cũng lên tiếng: "Tôi là người miền Nam, tôi thường hay ra Hà Nội công tác và rất thích các món ăn ở Hà Nội. Những lúc rảnh rỗi, tôi thường lân la ăn nhiều món ở Hà Nội. Tuy nhiên, ăn ở đây tôi có cảm giác mình không phải là thượng đế. Ăn mà phải tự mình phục vụ, tự bưng bê, lấy ghế, trông xe, giữ xe, tự đi tính tiền… rồi còn nghe chủ quán quát tháo, cằn nhằn.

Điều này khác hoàn toàn với trong miền Nam, khách hàng khi vào ăn được nhân viên giữ xe ân cần dắt xe, khi ra thì ân cần dắt ra, vào quán chỉ cần kêu, chủ quán phục vụ tận bàn, cho dù gọi lắt nhắt, đủ thứ thì bao giờ người bán hàng cũng vui vẻ, niềm nở.


Không có kiểu "không ăn thì biến" như ngoài Hà Nội".

Một người có bạn ở nước ngoài về, hãnh diện đưa bạn đi ăn sáng ở quán bún riêu hôm mùng năm Tết. Khi phải đợi hơi lâu, anh bạn lịch sự hỏi người bán hàng, vậy mà được nhận ngay câu chửi: “Từ từ, là bố người ta đ… đâu mà đòi ăn là có được…". Anh bạn người Hà Nội ngượng tím mặt, đành đem "lịch sử" ra bào chữa rằng "Cái thời mà anh biết về Hà Nội thanh lịch xưa qua rồi, thời đồ đá có lối giao tiếp của đồ đá, thời đồ đồng có lối giao tiếp của đồ đồng, thời đồ đểu có lối giao tiếp của đồ đểu. Anh bằng lòng vậy, anh chỉ ở đây vài ngày rồi đi, còn chúng tôi ở dài dài mới đau". 

Một độc giả khác kể: Tôi được một người bạn mời ăn phở tại quán Phở Nhớ trên đường Huỳnh Thúc Kháng (ngã tư Huỳnh Thúc Kháng – Nguyên Hồng). Thật ngạc nhiên khi bước vào đã nghe thấy bà chủ quán chửi người làm bằng ngôn ngữ thô tục hết chỗ nói, thật sự là ngồi ăn trong hoàn cảnh đó làm sao mà ngon được.

Chưa hết, khi anh bạn tôi hỏi người thái hành: "Hành chưa rửa hay sao mà trông bẩn thế?". Lập tức bà chủ quán quát tháo: "Anh nói gì? Ai chưa rửa, nhà tôi bán hàng có cho mình anh đâu, ăn thì ăn không ăn thì bước, không cần bán, đ.m cái loại khách này đ.. cần".

Ôi trời! Tôi nghe như tiếng sét bên tai, thật quá hãi hùng, tôi không thể hiểu nổi người bán phở này nghĩ cái gì trong đầu? Văn hóa nào dạy họ có cách cư xử như vậy? Bây giờ nghe cái gì có từ "Nhớ" tôi cũng giật mình! Thật sự là quán phở đáng "nhớ"! Tôi cảm thấy xấu hổ và xót xa cho Thủ đô của chúng ta".

Không phải mình bạn xấu hổ đâu, cả Hà Nội, cả nước xấu hổ và ngay cả người VN ở nước ngoài cũng xấu hổ nếu có một du khách nào đó kể về văn hóa Hà Nội của các anh như thế đó.


Không tin bất cứ cái gì ở VN

Tạo nên một phong cách giao tiếp về mọi mặt, từ ẩm thực đến lối cư xử, từ nhà hàng buôn bán, khách sạn, sân bay, bến xe, nơi du  lịch của người dân Thủ đô là điều cần thiết. Xin lấy một ví dụ khác, vừa xảy ra:

Ngày 14-2, bà Huyền Thanh – Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại & Du lịch Sen Rừng cho biết, lại vừa có thêm hai khách du lịch nước ngoài đi tự do bị taxi “dù” tại sân bay Nội Bài lừa tiền trắng trợn.

Ông bà Duguay Lionel trước khi sang Thái Lan thăm con gái đã dành một tuần vào VN du lịch từ ngày 13-2. Ở Canada, hai người đã tự đặt trước phòng khách sạn và đã biết rõ, giá taxi bốn chỗ từ Nội Bài về khu phố cổ Hà Nội cao nhất là 250.000 đồng VN một chuyến.

Theo lời kể của khách, mặc dù đã thỏa thuận với tài xế taxi ở Nội Bài đúng giá 250 ngàn nhưng khi về tới khách sạn tại phố Hàng Trống, người này “giở mặt” đòi thanh toán 450 ngàn. Thấy hai bên to tiếng, nhân viên khách sạn ra can thiệp nhưng tài xế taxi kiên quyết không mở cửa cho khách xuống. Cuối cùng, hai vợ chồng già đành phải trả thêm 200 ngàn để được yên thân.

Bà Thanh than phiền: “Khi tới văn phòng Sen Rừng mua tour, khách vẫn bất bình và tuyên bố “không tin bất cứ cái gì ở VN”.

Nghe câu này người nào còn ở Việt Nam mà không đau. Đau mà không chối cãi được, không "đính chính" gì được. Chỉ còn biết than: Ô hô! Ai tai!. Văn minh Thủ đô là như thế đó!


Cô gái Hà Nội thời nay

Và đến chuyện chợ búa

Tại chợ Ngã Tư Sở trưa 16-2, tại một quầy quần áo, một khách bị chủ hàng túm tóc, nắm chặt tay không cho đi, chủ hàng lấy lý do vì “chưa mở hàng, mặc cả rồi thì phải lấy!”. Hỏi ra, mới biết giá nói thách của chiếc áo là 300.000 đồng, khách chỉ trả 100.000 đồng. Thấy khách đi chợ tò mò đứng lại xem, bà chủ hàng đành buông tay giữ khách, tay kia quăng cái áo vào mặt khách, miệng không ngớt ném theo sau "thượng đế" những câu chửi tục tĩu.

– "Đồ con điên", xấu như Thị Nở còn bon chen áo xống!".

– "Khố rách áo ôm, một xu không dính túi thì đừng có sờ vào hàng người ta, hãm tài cả ngày!".

Cảnh chèo kéo, chửi bới khách xem hàng rồi không mua, không chỉ đầy dẫy ở chợ Ngã Tư Sở mà còn "thường như cơm bữa" ở nhiều cửa hàng, chợ Hà Nội.

Có những điều mà nếu luật pháp nghiêm minh, quyết tâm trừng trị vẫn có thể dẹp được. Nhưng cũng có nhiều thứ mà luật pháp không thể can thiệp được. Người ta chửi thề mấy câu, nói tục vài tiếng, cử chỉ ngông nghênh thô lỗ, khó có thể phạt được, dù là phạt hành chính. Chỉ có sự giáo dục trong từng gia đình, trong từng con người từ lúc còn nhỏ, chỉ có tính cách truyền thống mới làm nên phong cách lịch lãm của một thành phố. Từ trên xuống dưới phải hấp thụ được cái tinh hoa đó thành thói quen và phải có thái độ phản kháng lập tức với những thái độ thô tục, những ngôn ngữ "chợ búa". Không thể coi đó là chuyện bình thường để rồi chấp nhận nó như một lối sống. Nó sẽ phát huy làm tiêu tan cả một nền văn hóa thanh lịch của người Tràng An, ông cha ta đã để lại.

Chỉ có ý thức của người dân Hà Nội mới tự bảo vệ được thanh danh của mình.


  

Một bức thư vô cùng linh  nghiệm 

Bài do cô Mai gởi


Bạn hãy xem xong rồi  forward đi cho những người bạn của bạn, bạn sẽ hạnh phúc cả mấy kiếp  người! 

Đừng bao giờ từ bỏ  những người bạn bạn đã yêu thương! 

Hãy gửi câu chuyện  này tới mỗi người bạn bạn đã từng tiếp xúc  trong cuộc đời này, trong 96 tiếng đồng hồ bạn  nhất định phải gửi đi nhé! 

Ở Nhật xảy ra một câu chuyện có thực  100% như thế này: Có một người vì muốn  sửa lại nhà nên dỡ tường ra; tường nhà kiểu kiến trúc  Nhật thường đế một tấm gỗ ở giữa, hai bên  trát xi măng, nhưng thực chất bên trong để  rỗng. 

Khi anh ta dỡ  tường ra, phát hiện có một chú thạch  sùng đang ngủ ở trong đó, đuôi nó bị đóng vào vào tường bởi một  chiếc đinh được đóng từ ngoài vào trong. Anh  này thấy tình  cảnh đó vừa thấy thương thạch sùng vừa thấy tò  mò, anh ta chăm chú quan sát chiếc  đinh, trời ạ! đây là chiếc đinh được đóng khi xây nhà 10 năm trước. 

Rút cục là có chuyện gì thế  này nhỉ? Chú  thạch sùng này  đã mặc kẹt trên tường mà vẫn sống  được trọn 10 năm! Sống được 10 năm trong bức tường tối, thật không đơn giản chút  nào. Có gì đó bất thường  thì phải? Anh ta tiếp tục tục nghĩ ngợi,  đuôi nó bị  đóng chặt, không thể xê dịch  được, thế nó đã sống được nhờ vào  điều gì mười năm qua? Anh ta quyết định chưa  sửa công trình  của mình vội, muốn quan sát xem chú thạch  sùng này  đã ăn gì? Anh  muốn nghiên cứ
u tìm hiểu xem sao. 

Một lát sau, không biết  từ đâu bò ra một chú thạch sùng khác, miệng nó ngoặm  miếng thức ăn… ồ! Anh ta lặng người đi. Thế này là sao nhỉ?  Vì một bạn thạch sùng bị đinh đóng  vào đuôi  không thể đi lại được, một bạn thạch sùng khác đã kiếm tìm thức ăn  mớm cho bạn trong suốt mười năm qua. Tôi nghe  xong thấy xúc động vô cùng và thực sự cũng không  nghĩ thêm về mối quan hệ của chúng nữa. 

Các bạn ạ, cùng với  sự phổ cập của máy tính trong xã hội con  người, tốc độ những thông tin mà chúng ta có được từ người thân, bạn hữu, đồng nghiệp, …  ngày một nhanh hơn, nhưng khoảng cách giữa con người với con người chúng ta với nhau phải chăng cũng ngày một gần nhau hơn ? … Cho nên đừng bao giờ từ bỏ những người mà chúng ta yêu thương nhé! 

Hãy gửi câu chuyện  này tới mỗi người bạn bạn đã từng tiếp xúc  trong cuộc đời này, nhất định phải gửi trong  vòng 96 tiếng đồng hồ đấy nhé! 

Cách làm này khởi nguồn từ nước Anh, nó đã từng làm cho trái đất  này đảo lộn cả chục lần, bây giờ vận may đang đến với bạn, nếu như bạn làm theo đúng yêu cầu, trong bốn ngày bạn sẽ gặp may mắn, không phải là chuyện  đùa đâu  nhé, bạn nhất định sẽ gặp may mắn đấy, bạn  không cần phải gửi tiền, bởi vì vận mệnh là vô giá! 

Bạn đừng giữ lại  thông tin này,  nhất định phải gửi đi trong vòng 96 tiếng đồng  hồ. 

Bạn hãy copy thành 20 bức  và gửi đi, hãy  chú ý xem  trong vòng 4 ngày sẽ có chuyện  gì xảy ra với bạn? 
Bức thư này là do Anthony viết và do Vinilon gửi đi. Vì bức thư này cần  được copy lưu chuyển khắp hành tinh cho nên bạn nhất định phải copy gửi cho bạn bè mình, ít hôm sau sẽ xảy ra  chuyện làm bạn vô cùng kinh ngạc  đó, có thể bạn  không tin, nhưng đây  là chuyện có  thật 100%.   

Hãy chú ý sự thực dưới đây!!!    
Một người Philippin sau  khi nhận được bức thư như thế này, anh ta  đã không gửi  nó đi, anh bị mất đi người vợ của mình, sau đó anh  đã làm theo,  và trước khi vợ chết anh ta kiếm được 7.775  vạn bảng Anh. 
Năm 1987, Kostan. Ousi sau khi nhận được bức thư này, anh nhờ thư ký  copy ra 20 bản vàgửi đi, vài hôm sau anh  này trúng xổ  số 2.000.000 bảng Anh. 
Một người trẻ tuổi nước Anh (
约卷相), nhận  được bức thư này nhưng anh ta quên mất là phải gửi  nó đi trong vòng 96 tiếng, và anh  đã bị mất việc, sau đó anh tìm lại bức  thư, lập tức gửi đi 20 bản copy, ba ngày sau  anh được nhận chức vụ cao cấp trong chính phủ,  sau này anh trở thành nhân vật số một  ở Anh.     
Năm 1987 một phụ nữ  Califorlia nhận được bức thư này, mặc dù bà đã quyết định gõ lại  vàgửi đi nhưng sau đó bà đã không làm như thế, sau đó  bà gặp phải vô  vàn những chuyện phức tạp, ví như phải trả rất nhiều tiền vào việc sửa xe, và  bà đã in lại  bức thư và gửi đi, ngay sau đó bà có được chiếc xe mới. 
Hãy nhớ bạn không cần  gửi tiền! và đừng không thèm để ý gì tới bức thư  này! Đây  là một bức thư tình yêu chuyền tay,  trong bốn ngày bạn nhất định phải chuyển cho  20 người đấy nhé. 
Sau 15 ngày, bạn sẽ gặp vận may! Từ năm 1877 tới nay chưa bao  giờ sai.

 


Trái Bưởi
 

Sức Khoẻ

Câu Chuyện Thầy Lang
Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức

Kết quả một nghiên cứu dịch tễ công bố trong British Journal of Cancer, số tháng 7 năm 2007 đã gây nhiều thắc mắc e ngại cho bà con vẫn thường ăn bưởi mỗi buổi sáng để giảm cân. Và cũng gây ảnh hưởng tới sự tiêu thụ, mua bán bưởi tại nhiều nơi, trong đó có Việt Nam.


Nghiên cứu được mấy khoa học gia tại hai Đại học Southern California và Hawai thực hiện. Họ yêu cầu hơn 46,000 phụ nữ trong tuổi mãn kinh trả lời mấy câu hỏi như bao lâu ăn bưởi một lần và ăn nhiều hay ít trong thời gian 12 tháng vừa quạ Trong số các phụ nữ này, có 1,657 vị đã được chẩn đoán ung thư vú. Kết quả gợi ý là phụ nữ ăn từ ¼ trái bưởi hoặc nhiều hơn mỗi ngày có thể tăng rủi ro ung thư vú lên tới 30% so với người không ăn bưởị Lý do là bưởi có thể làm tăng hàm lượng estrogen trong máụ Mà cao estrogen là một trong nhiều rủi ro đưa tới ung thư nhũ hoạ



Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng, một phân tử có tên P450 3A4 (CYP3A4) có ảnh hưởng vào sự chuyển hóa hormon estrogen. Và bưởi có thể làm tăng hàm lượng estrogen bằng cách ức chế phân tử kể trên, khiến cho estrogen tích tụ nhiều hơn. Tuy công bố như vậy, nhưng các nhà khoa học cũng vội vàng lưu ý rằng, đây mới chỉ là nghiên cứu sơ khởi với trái bưởi chứ chưa phải là với nước bưởi và cần phải có nhiều nghiên cứu khác để xác định.
 

Bình luận về kết qủa này, phát ngôn viên khoa học Liz Baker của Cancer Research UK, nói: “Mặc dù các hóa chất trong trái bưởi đã được biết là có tương tác với mấy dược phẩm, nhưng kết quả này mới chỉ là nghiên cứu đầu tiên và duy nhất nói lên sự liên hệ giữa bưởi và rủi ro ung thư và chính các nhà nghiên cứu cũng đồng ý là cần có nhiều nghiên cứu khác để xác định. Ngoài ra, ai cũng biết rằng tiêu thụ một hỗn hợp năm loại rau trái mỗi ngày có thể làm giảm rủi ro của nhiều bệnh, kể cả vài loại ung thư.”
 Tiến sĩ khoa học dinh dưỡng Joanne Lunn tại British Nuitrition Foundation cho hay, đây là một cuộc nghiên cứu lý thú nhưng nghiên cứu này cũng chỉ là một mảnh của trò chơi lắp hình, có thể giúp ta hiểu hơn ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sức khỏẹ
 

Kết quả trên được phổ biến rộng rãi trong dân chúng qua báo chí, truyền thanh. Bà con đồng hương trong ngoài nước xôn xao, e ngại không dám ăn bưởi, báo hại nông dân kêu trời như bọng, vì bưởi trồng thì nhiều mà người mua giảm trông thấỵ Thiệt hại quá lớn khiến cho người đứng đầu hành chánh Việt Nam phải ra lệnh điều tra nguồn thông tin.
 

Có nhiều giống bưởi khác nhaụ Theo tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Chủ tịch Southern Fruit Tree Research Institute, nghiên cứu tại Hoa Kỳ tập trung ở loại bưởi chùm Citrus Paradisi, khác với bưởi Citrus Maxima trồng ở Việt Nam. Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng, Giám đốc viện Ung Thư Sài Gòn cũng lên tiếng trấn an đồng hương trong nước là bưởi ở Việt Nam an toàn.
Xin cùng tìm hiểu thêm về những trái bưởi thơm ngon này
Bưởi (Grapefruit) là cây cùng họ với cam quít, trái tròn, to, vỏ mỏng, màu vàng, múi nhiều nước giôn giốt chua ngọt, gây cảm giác dễ chịu khi ăn.
Theo nhiều nhà thảo mộc, bưởi có nguồn gốc Trung Hoa và Ấn độ tử nhiều ngàn năm về trước. Ở Tây phương, bưởi được Griffith Hughes mô tả đầu tiên vào năm 1750 và gọi bưởi là “trái cấm” của hải đảo Barbados.
 

Bưởi được trồng nhiều ở Jamaicạ Sau đó giống bưởi được đem trồng tại nhiều quốc gia Bắc Mỹ. Tại Hoa Kỳ, các tiểu bang Florida và Texas là nơi trồng nhiều bưởi nhất.
 

Có nhiều loại bưởi khác nhau như:
 

-  Bưởi Duncan hình tròn, lớn tới 12 cm đường kính, vỏ vàng lạt, cùi (pulp) mềm nhiều nước, vị thơm.
-  Bưởi không hột Marsh hình tròn hơi dẹp hai đầu, kích thước từ 9-12 cm, vỏ nhẵn mầu vàng nhạt, cùi rất nhiều nước với vị thơm đặc biệt.
-  Bưởi Paradise Navel hình cầu dẹt, nhỏ tráị
-  Bưởi Star Ruby vỏ mầu vàng, cùi chứa nước mầu đỏ, có hoặc không có hột.
 

Bưởi Việt Nam có cùi dầy, múi to mà nhiều loại rất ngọt như bưởi ở các địa phương Đoan Hùng, Hưng Yên, Phúc Trạch, năm Roi, Biên Hòẳ
Khí hậu ấm nóng vùng nhiệt đới rất thích hợp cho sự tăng trưởng của bưởị Độ ẩm cao làm vỏ mỏng trong và vỏ bưởi dày hơn khi không khí khô.
Mặc dù bưởi có quanh năm, nhưng từ mùa đông tới đầu xuân, bưởi ngon hơn.

Thành phần dinh dưỡng

 Một trái bưởi cỡ trung bình cung cấp khoảng: 200 calori, 39mg sinh tố C, 4,500 IU sinh tố A, 325mg kali, 40mg calci, 50mg phosphore, 25mcg folate, 1mg sắt, 1g chất xơ hòa tan pectin. Loại bưởi mầu đỏ và hồng còn có thêm beta carotene, một chất chống oxy hóa mà cơ thể sẽ chuyển hoá thành sinh tố Ạ Bưởi có thể ăn trái hoặc vắt lấy nước. Trái bưởi cắt đôi rồi xúc ăn bằng thìa hoặc bóc vỏ ăn từng múị

Cất giữ bưởi

Bưởi có thể để ngoài phòng ít ngày cho thêm chín rồi cất trong tủ lạnh. Nước bưởi cần được chứa trong bình thủy tinh, cất trong tủ lạnh. Nên đổ nước bưởi đầy gần nắp bình để tránh bị oxy hóa, làm mất sinh tố C. Khi mua, lựa trái bưởi chắc, nặng, vỏ nhẵn thín, mỏng thì mới nhiều nước. Thường thường bưởi có vỏ màu vàng, nhưng nếu hơi xanh thì nước ngọt hơn. Tránh trái bưởi mà vỏ phồng lên, nhẹ tều vì ruột khô teo, không có nước.

Ích lợi cho sức khỏe

Bưởi vừa là loại trái cây được nhiều người ưa thích, vừa có tác dụng trong việc phòng bệnh và đôi khi chữa bệnh nữạ Trước hết, bưởi là nguồn cung cấp sinh tố C rất phong phú mà sinh tố này có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏẹ

1. Kết quả nhiều nghiên cứu cho biết sinh tố C: tăng cường hệ thống miễn nhiễm giảm rủi ro cảm cúm do nhiễm vi khuẩn, virus; là chất chống oxy hóa rất mạnh, giúp làm chậm sự hóa già và tổn thương của tế bào; giảm cholesterol nhờ đó ít nguy cơ bệnh tim mạch; giúp cơ thể hấp thụ nhiều chất sắt; làm vết thương mau lành; và tránh khỏi bệnh hoại huyết vì thiếu sinh tố nàỵ Những trái bưởi có màu hồng hoặc đỏ là nhờ có chất lycopene, thuộc nhóm carotenoid. Lycopene làm giảm nguy cơ cơn suy tim (heart attack) và ung thư nhiếp tuyến.

2. Nhiều nghiên cứu cho biết ăn bưởi trái tim sẽ tốt hơn, cholesterol xuống thấp, làm giảm nguy cơ ung thư, tránh được các bệnh nghẽn tắc động mạch. Thực vậy, bưởi có nhiều chất xơ hòa tan pectin. Mà các chất xơ thì có công dụng làm giảm cholesterol trong máu, do đó làm giảm nguy cơ vữa xơ động mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy chất pectin còn công hiệu hơn thuốc  cholestyramine vẫn được dùng để làm giảm cholesterol trong máụ Bác sĩ James Ceda quan sát một nhóm người ăn bưởi đều dặn mỗi ngày thì thấy cholesterol giảm xuống tới 8%.
3. Kết quả nghiên cứu ở Hà Lan cho hay bưởi giảm nguy cơ ung thư bao tử, còn kết quả bên Thụy Điển nói bưởi giảm nguy cơ ung thư tụy tạng. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard theo dõi sự dinh dưỡng của hơn 48,000 bác sĩ và nhân viên y tế, thấy rằng những người tiêu thụ thực phẩm có nhiều lycopene sẽ giảm nguy cơ bị ung thư nhiếp tuyến tới 50%. Lycopene có rất nhiều trong bưởị Ngoài ra, các hóa chất khác trong bưởi như phenolic acid, limonoid, bioflavonoid cũng có tác dụng ức chế với sự tăng trưởng của tế bào ung thư.
 

4. Nhiều người bị đau nhức khớp xương, ăn bưởi thấy như bớt đau, có lẽ là nhờ bưởi có những phytochemical ngăn chặn chất prostaglandins làm viêm khớp xương.
 

5. Bưởi là món ăn được những người muốn giảm cân ưa chuộng. Có người sáng dậy điểm tâm bằng một trái bưởi, rồi ăn trưa cũng bưởi để “giữ eo”. Lý do là đã có một phong trào cổ võ bưởi có khả năng đặc biệt tiêu hủy những tảng mỡ béo ở vòng số 2, số 3. Đây có lẽ là một thông tin hơi phóng đại, vì không có thực phẩm nào có thể làm tiêu mỡ béọ Tuy nhiên, vì có ít năng lượng và nhiều chất xơ, ăn nửa trái bưởi đã gần no bụng, nên chỉ có thể ăn thêm được một ít thức ăn khác, nhờ đó mà không mập.  Nước hạt bưởi được giới thiệu như có chứa một chất kháng sinh, trị vi khuẩn và nấm. Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học SakamatọS Maitani vào năm 1996 và nhiều nghiên cứu khác tại Ba Tây, Áo, Viện Pasteur Paris.
Các cụ ta lấy lá bưởi đun sôi để xông, tắm làm giảm nhẹ các khó chịu của cảm lạnh nhức đầụ Dân gian dùng hạt bưởi đốt cháy thành than, nghiền nhỏ để chữa nhiễm trùng chốc đầu ở trẻ em.

Tương tác giữa bưởi và dược phẩm

Bưởi có tương tác khá mạnh đối với một số dược phẩm thường dùng. Nước bưởi ngăn cản tác dụng chuyển hóa và hấp thụ dược phẩm của một loại enzyme trong ruột, khiến cho hàm lượng thuốc lên cao, đôi khi gây ra tác dụng phụ có hạị Tương tác này đã được biết tới từ lâu nhưng nhiều khi bệnh nhân và ngay cả bác sĩ cũng quên hoặc không để ý tớị Do đó, cơ quan Thực Dược Phẩm Hoa Kỳ đã yêu cầu các nhà bào chế phải ghi rõ lời báo động tương tác này trong phần giới thiệu các loại thuốc mới ra đờị
 

Các dược phẩm sau đây có thể có tương tác với bưởi: thuốc chữa cao cholesterol như Lipitor (Atorvastin), Zocor (Simvastin), Mecavor (Lovastin), Baycol (Cerivastatin); thuốc hạ huyết áp Plendil (Felodipine), Sular (Nisoldipine), Adalat, Procardia (nifedipine), Nimotp (nimodipine); thuốc trị tâm bệnh Buspar (Buspirone), Halcion (Triazolam), Tegretol (Carbamapezine), Valium (Diazepam), Zoloft (Sertraline), Anafranil (clomipramine); thuốc trị nhiễm HIV Invirase (Saquinavir), Crivivan (indinavir); kháng sinh clarithromycin, erythromycin; thuốc trị giun sán albendazole; thuốc trị loạn cương dương Viagrạ
 

Nếu đang dùng các dược phẩm kể trên, không nên ăn hoặc uống nước bưởi, ngoại trừ khi có sự đồng ý của bác sĩ. Cũng không nên đợi 24 giờ sau khi ăn bưởi rồi mới uống thuốc, vì tương tác vẫn xảy rạ

Kết luận

Xin bà con đừng vội vàng liệng bỏ những trái bưởi mọng ngọt tràn đầy dinh dưỡng, những ly nước bưởi mát lạnh, thơm ngon. Và cũng cần sáng suốt trước kết quả một vài nghiên cứu về một vấn đề sức khỏe, bệnh tật nào đó. Kết quả một nghiên cứu đầu tiên bao giờ cũng là tin “nóng hổi”, “sốt dẻo”, gây nhiều chú ý, nhưng kết quả này chưa phải là kết luận chung của y khoa học. Thông thường, các nghiên cứu khoa học đều được thực hiện một cách nghiêm túc, trải qua nhiều giai đoạn với nhiều kiểm chứng khắt khe trước khi kết luận. Cho nên nếu chỉ mới là kết quả của một vài nghiên cứu, thì xin hãy bình tâm, không nên hoảng hốt. Ta cứ từ từ đế cao cảnh giác theo dõi và từ từ tiếp tục “vừa phải” thói quen tốt đang có. Chờ tới khi các giới chức hữu trách có thẩm quyền “đóng triện son” phán quyết tốt- xấu rồi đáp ứng ngay, xét ra có lẽ cũng chưa đến nỗi muộn.
Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức
Texas- Hoa Kỳ


 

Hạt dưa Tết chứa phẩm màu độc hại gây ung thư

Xét nghiệm hơn 20 mẫu hạt dưa, tương ớt, ớt bột, tương ớt màu đỏ, bột điều, bột cà ri bày bán tại chợ phục vụ Tết Nguyên đán, Sở Y tế TP HCM phát hiện 3 mẫu có chứa chất rhodamine là loại phẩm màu có thể gây ung thư.

 
 

Đại diện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP HCM (Sở Y tế) cho biết, những loại thực phẩm chứa chất độc gồm hạt dưa và ớt bột. Cả 3 mẫu sản phẩm cho kết quả dương tính với rhodamine B đều có màu sặc sỡ.

Theo kết quả xét nghiệm, các chuyên gia cho rằng chất rhodamine B có thể có trong các loại màu công nghiệp mà nhà sản xuất đã sử dụng để nhuộm màu cho sản phẩm.

Cũng trong tuần qua, đoàn thanh tra Sở Y tế TP HCM đã tiến hành thanh tra một số cơ sở sản xuất lạp xưởng và mứt phục vụ Tết. Thực tế cho thấy nhiều cơ sở có quy trình sản xuất chưa đạt vệ sinh. Đã có 25 cơ sở bị đình chỉ hoạt động vì vi phạm.

"Nhiều xưởng vẫn chế biến sản phẩm dưới sàn nhà ẩm thấp, các loại nguyên liệu làm mứt và lạp xưởng vẫn chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhân viên làm việc chưa khám sức khỏe...", một cán bộ thanh tra cho biết.

Sau những phát hiện trên, Sở Y tế cho biết sẽ tiếp tục phối hợp cùng Sở Công thương tăng cường kiểm tra việc nhập khẩu, kinh doanh, lưu thông đối với mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết thường được tẩm màu như lạp xưởng, mứt, hạt dưa trên thị trường.

Các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị tịch thu, tiêu hủy.

Nhằm tránh mua phải những sản phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đại diện Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân phải chú ý thức ăn trong ngày Tết cần chú ý đến nguồn gốc sản phẩm. Đặc biệt, không nên chọn những loại thức ăn có màu sắc quá sắc sỡ vì nhiều khả năng đã được tẩm màu công nghiệp độc hại.

Trung Hào


 

HÀ NỘI 28-12 (TH) - Sau vụ lẩu sa tế Tứ Xuyên có hóa chất gây ung thư, trứng gà giả Trung Quốc đang gây xôn xao dư luận Hà Nội.

Trứng gà thật hay giả, khó lường. (Hình: Internet)

Một số báo mạng Việt Nam sáng 28 tháng 12 trích dẫn tin của một nhật báo Trung Quốc báo động về mánh khóe làm ăn gian dối của một số công ty nội địa. Số công ty này công khai quảng bá kỹ nghệ làm trứng gà giả dễ bán trên thị trường vì chi phí rẻ và rất giống trứng gà thật. Trứng gà giả được sản xuất từ muối và một số nguyên liệu như CaCO3, CaO, màu thực phẩm, sáp ong. Chỉ cần phối hợp các nguyên liệu này cùng một số hóa chất, người ta có thể có được một quả trứng gà rất khó phân biệt với trứng thật, sau các giai đoạn tạo tròng trắng, tròng đỏ rồi bọc vỏ cho trứng...

Liền sau khi tin này được tung ra, cán bộ Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm tại Hà Nội cho rằng ông “chỉ mới nghe chứ chưa khám phá được trứng giả tại Việt Nam” và kêu gọi người dân nên bình tĩnh. Trong khi đó, cục trưởng Cục Chăn Nuôi tại Việt Nam - Hoàng Kim Giao thì nói rằng không thể làm giả trứng gà sống nhưng với trứng gà chín thì hoàn toàn có thể được. Ông Giao cho biết: “Chúng ta sẽ bó tay một khi trứng gà chín làm giả tuồn vào thị trường trong nước. Trứng gà chín có thể đi theo nhiều con đường từ Trung Quốc xâm nhập Việt Nam như bột, nguyên liệu làm bánh kẹo, làm kem... Rất khó để phân biệt thật giả”.
 


 

Gia vị lẩu TQ gây ung thư có qua Việt Nam?!

Thông tin tiêu dùng

Ngày 20.12, sau hàng loạt thông tin về phát hiện gia vị lẩu Tứ Xuyên tại Trung Quốc trộn hoá chất có khả năng gây ung thư cho người dùng, nhưng cho đến nay, chưa có cơ quan nào tại Việt Nam khẳng định đã xuất hiện loại gia vị gây ung thư này...
 
 
Ngày 20.12, chúng tôi đã đi khảo sát tại các chợ, đặc biệt là tại các đầu mối hàng lớn. Qua khảo sát cho thấy, hầu hết tại các chợ lớn - nhỏ đến các cửa hàng tạp hóa, người tiêu dùng (NTD) dễ dàng mua được các loại viên gia vị hoặc gói bột nêm làm ngọt nước dùng, với giá chỉ 4.000 - 12.000 đồng/hộp 4 viên hoặc gói. Tại chợ Bình Tây (TPHCM), các quầy bán gia vị, bột nêm có vô số mặt hàng, từ gia vị nấu các loại lẩu đến càri, bò kho, bún bò Huế, phở đến bột nước dùng hủ tiếu, hoành thánh, bánh canh, canh chua, bún riêu... Tuy nhiên, so với 2 - 3 năm trước đây, các loại viên gia vị, bột nêm được sản xuất trong nước đang được bày bán nhiều hơn
Chị Hà - tiểu thương chợ Bình Tây - cho biết: “Trước đây, trên thị trường thấy có các loại viên, bột gia vị ghi tiếng Trung Quốc, nhưng gần đây mặt hàng này của Việt Nam phong phú hơn và NTD cũng hỏi mua hàng sản xuất trong nước nhiều hơn, nên trên thị trường đa số bày bán các loại viên gia vị, viên xúp, hạt nêm của các nhà sản xuất trong nước như Bảo Long, Hậu Sanh, Bà Tám, Vianco, Knorr, Maggi, Aji-ngon... Các loại viên - bột gia vị này hiện giá bình quân chỉ 1.000 - 3.000 đồng/viên, trong khi có tác dụng làm tăng hương vị cho nồi nước dùng đáng kể, tiết kiệm được thời gian nên không chỉ được nhiều quán sử dụng, mà có cả các hộ gia đình mua
 

Còn tại Hà Nội, số đông các sạp hàng khô ở một số chợ lớn, khi được hỏi về các mặt hàng như gia vị dùng làm nước lẩu nhập lậu, nhập khẩu thì được những người bán hàng cho biết họ không bán những mặt hàng này. Các tiểu thương chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Mơ... đều khẳng định hiện nay mặt hàng gia vị phở, lẩu... được sản xuất trong nước rất nhiều, giá thành cũng rẻ nên họ không nhập.
Tràn lan gia vị lẩu
Mặc dù không tìm thấy chủng loại gia vị lẩu xuất xứ từ Trung Quốc, thế nhưng qua khảo sát thì thấy thị trường lại tràn lan các loại viên gia vị phở, lẩu. Tại TPHCM, cùng với các sản phẩm sản xuất trong nước thì thị trường xuất hiện một số điểm bày bán các loại viên gia vị, bột nêm lẩu bao bì ghi toàn chữ Thái với giá bán chỉ khoảng 10.000 đồng/gói.
Điều đáng nói là ngoại trừ một số loại hạt nêm được ghi rõ trong thành phần làm từ thịt, nước hầm xương, còn lại đa số các sản phẩm viên gia vị đều ghi thành phần: Muối, đường, bột ngọt và các gia vị khác. Thế nên có thể thấy, các viên gia vị này tuy có khả năng tạo nên nồi nước dùng thơm, ngon, ngọt, nhưng chất lượng về dinh dưỡng thì cần phải xem lại.
Đã lấy mẫu xét nghiệm gia vị lẩu Tứ Xuyên
TS Nguyễn Công Khẩn - Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế - cho biết:
Từ vài tuần nay, sau khi có thông tin từ báo chí Trung Quốc, dù chưa phải là thông tin chính thức, cục đã yêu cầu các địa phương lấy mẫu xét nghiệm các loại sa tế, tương ớt, gia vị dùng trong lẩu Tứ Xuyên trên địa bàn, đặc biệt là các tỉnh biên giới phía bắc.
Khi nào có kết quả xét nghiệm, cục sẽ thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết.
Còn tại Hà Nội, hiện nay một số mặt hàng như mỡ, dầu ăn, mì chính, tương ớt thuộc nhóm “3 không” được bày bán tràn lan và giá chỉ bằng một nửa đến 2/3 các sản phẩm có chất lượng. Điển hình như mặt hàng tương ớt được bán với giá rất “bèo” - chỉ 75.000đ/can 5 lít; dầu ăn khoảng 30.000đ/lít.
Trong khi đó, vừa qua Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia (Bộ Y tế) đã có kết quả phân tích trên một số mẫu tương ớt của Cty cổ phần đầu tư và thương mại Tuấn Thành (phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm), kết quả cho thấy trong mẫu sản phẩm tương ớt của Cty này có chứa chất RhodamineB (chất gây ung thư), nằm trong hóa chất tạo màu của tương ớt.
Bác sĩ Trần Văn Ký - chuyên viên phụ trách an toàn vệ sinh thực phẩm phía nam, Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam - cho rằng: “Nếu sử dụng những sản phẩm viên gia vị trôi nổi, không nhãn mác, giá rẻ, còn tiềm ẩn nguy cơ trong sản phẩm có chứa các hoá chất, phẩm màu công nghiệp với nhiều tạp chất, kim loại nặng. Nếu NTD dùng phải sản phẩm này trong một thời gian dài, các độc chất sẽ tích tụ dần trong cơ thể, có khả năng gây ung thư”.
Đây cũng là loại sản phẩm mà nhiều lúc thực khách không thể nào biết được các hàng quán đã dùng như thế nào để chế biến món ăn. Trong khi đó, hậu quả của việc sử dụng những sản phẩm không có giá trị dinh dưỡng hoặc có thể chứa độc chất lại không phải là việc diễn ra trước mắt. Để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho mặt hàng này và bảo vệ quyền lợi NTD, rất cần các cơ quan chức năng thường xuyên có các đợt kiểm tra mặt hàng này.



Nơi gặp gở của tất cả các bạn sinh viên đã học tại Mỹ Thuật Trang Trí Đồng Nai