Danh sánh

các Thầy Cô, Cô Chú và các anh chị

cựu sinh viên Mỹ Thuật Trang Trí Đồng Nai

đã vĩnh viển ra đi

 
Ông Cao Thương
 Ông Sáu Lương
Thầy Sáu Ninh
Thầy Lầu
Cô Hoa
Thầy Nhiều
Thầy Bửu
Ông Hai Láo
Ông Hai Niên,
Ông Hào
Anh Minh đỏ khóa 2
Chị Huỳnh Thị Cúc khóa 3
Anh Luận khóa 5
Thầy Răn (nghệ nhân đúc đồng)

Nguyễn Hải Bằng Khóa 4, ban Gốm Mỹ thuật


Di Ảnh

/album/di%20%e1%ba%a3nh/boitran-jpg1/
/album/di%20%e1%ba%a3nh/dilinh-chandung92-jpg1/

—————


2012-01-17

By: qhoang

Subject: Re: CHÀO CẢ NHÀ

xin thông báo :
cô huỳnh bội trân trước dạy môn lịch sử mt. trường my thuat dn
đã từ trần bên singapore.
xin thành thật chia buồn cùng gia quyến và trường đồng nai

 

2012-01-17

By: qhoang

Subject: Re: CHÀO CẢ NHÀ

I am sad to report of the passing of Dr. Boitran Huynh-Beattie. Born in 1957, among the few art historians of Vietnam, Boitran started her career as a teacher at Dong Nai College of Fine Arts. She then received her PhD in Art History at the University of Sydney in 2005. Titled "Vietnamese Aesthetics from 1925 onwards," and supervised by Dr. John Clark, it contained the first comprehensive study of artists in South Vietnam between 1954 and 1975. Boitran continued to pursue research and curatorial projectes pertaining to Vietnamese modern and contemporary art including "Nam Bang!" at Casula Powerhouse in 2009. She was also an adviser to the Singapore Art Museum, Post-Vidai in Ho Chi Minh City and co-author of an upcoming monograph on Nguyen Trung.

She was a close colleague of mine. Aside from being a wonderfully caring person, a mother and recently a grandmother, she was also extremely dedicated to Vietnamese art. The field will not be the same without her. She is survived by her husband, Ray Beattie and a son, daughter and grandchild.

Nora Annesley Taylor,PhD
Alsdorf Professor of South and Southeast Asian Art
School of the Art Institute of Chicago


 
qhoang

Subject: nhớ về cô BT

xin chân thành cảm ơn các bạn...
đã dành những lời quý báu đến người giáo viẹn trường mtdn...
20/1/2012..
hiện tại các cháu sẽ mang di cốt về vn...
các bạn nếu có thời gian xin đến cúng nén nhang tại 107/ duong 30/4 tpbh/ t. dn
xin trân trong thông báo.
xin chân thành cám ơn.
qhoang

 

By: Chi Bich

Subject: Re: Tưởng nhớ về cô Bội Trân

Chị H.B.T. bây giờ chỉ còn là kỹ niêm,

Thật buồn khi biết được tin này, không tin đo là sự thật nhưng thật rồi!! Nhớ mấy câu thơ của người bạn

" Thôi rồi chim vổ cánh bay.
Lia đất cứ bỏ những ngày thân thương.
Chia tay hòai vong sao đành.
Cảm như cây gảy những cành lộc non.
Mai đời cuối bải đầu sông
Ngựa Hồ chim Việt lưu vong xứ ngươi.
Ly bôi lac giong nói cươi.
Thấy trong đáy cóc một trời luyến lưu.
Thôi thi con lại chốn xưa.
Dam ba tri kỷ với ước mờ viên trinh".

Ngay xưa khi mới vào trương MT người đầu tiên chị gạp là Chi và tự nhiên là thân ngay, rồi nhiều lần gap gở không biết cơ duyên nào chi đa thân thiện với chị như chị em, cho đến lúc con chi đi hoc lớp 11 lớn rồi, hai chi em đội mưa đi xin hoc cho con chi và còn rất nhiều kỷ niêm với chị BT

Đến lúc cuộc sống bốn bề lo toan, chi ra ngoài ở, chi BT đi nước ngoài tưởng một lúc nào đó có thời gian để gặp nhau, nào ngờ.

Thật vô cùng và không có ngôn từ nào tả hết. Chị vẩn là một người đàn bà bình thường như bao người khác, có nội tâm sâu sắc và cố găng vươn lên nhưng sức người có hạn.

Bây giờ chỉ biết gọi Chị trong tâm tưởng mà thoi. Chị BT ơi! Chỉ buồn quá nên viết cho chị BT trên đây mấy em đừng cười chị nghe.

 

By: Văn

Subject: nhớ về cô Bội Trân

Chảo Dat và Hoán,

Cho minh tham gia ..

Caí nhìn của mình về cô Bôi Trân

- Luôn vui vẻ, lich thiệp nhung cũng rắt là strong và self-determination
- Có caí phong thái và tư duy cấp tiến, it nhất lả trong thoi điểm "tuy duy bi trói" cùa thập niên 80's
- co thề nói là đai diện cho thế hệ giao viên tré vao nhung năm ̣đó
- Thich nhât là cô lâu lau vào lop mở nhac Dancing Ballroom and then she was dancing with some students right in the class..
nhó Phong cũng lâu lâu she moi lên dance with her bài Tango Blue
Không biêt toi nho có đúng không...̣

 

By: DL

Subject: nhớ về cô Bội Trân

Thật là bất ngờ khi nghe tin buồn này, vì năm trước mình có gặp cô ở bảo tàng chứng tích chiến tranh nhìn thấy tóc cô bạc nhiều, dáng đi chậm chạp nhưng không ngờ cô nay đã đi xa.....

những gì Cô đã làm cho tmtđn thật sự không nhiều có thể do thời gian, và hoàn cảnh xã hội.....

Nhưng đối với khóa 4 thì cô có đem đến nguồn gió mới trong cách nhìn nhận về cái đẹp thông qua các bài giảng về Mỹ học và LS mỹ thuật trong bối cảnh lúc ấy hs thiếu thốn nhiều thông tin và sự khao khát muốn tri tìm gặt hái kiến thức. Mặt dù vào thời điểm đó mặt bằng nghệ thuật thế giới đã bước những bước đầu tiên vào giai đoạn mới . giai đoạn hậu hiện đại.

Đến này thì Người mang làn gió mới đó không còn nửa!!!

Chúng em thành thật chia buồn cùng gia đình! và rất tiếc cho những công việc còn đang dang vở của cô

 

By: MDung

Subject: nhớ về cô Bội Trân

em nhớ về Cô....

Sau đêm diễn văn nghệ ở trường , hôm đó em làm MC còn cô thì mới về trường,cô gọi em lại và hỏi em tên gì ? học lớp nào cô muốn dựng vở kịch CON CÁO VÀ CHÙM NHO, em có thể đóng giúp cho cô không ?
em trả lời : dạ có .Và sau này khi được học với cô,em biết cô đã mấy lần có ý định dựng vở kịch đó ,nhưng không hiểu vì lí do gì vở kịch không ra đời...
Từ ngày ra trường tới giờ em chưa có cơ hội gặp lại cô...Hôm nay thật buồn khi hay tin cô đã mất.

 

By: TL

Subject: Thành kính phân ưu

Cuối năm bận rộn, hôm nay thăm nhà biết tin cô Bội Trân từ trần.
Thành thật chia buồn cùng Thầy Thoại và gia đình cô.
Cô Trân là một phụ nữ cá tính, rất cá tính với phong cách nghệ sĩ.
TL thầm ao ước có tính cách như cô ấy...phớt đời, tự tin can đảm sống đúng bản chất thật...bản lĩnh cá tính không quan tâm người đời nghĩ tốt hay xấu..
Phụ nữ Việt Nam mấy ai có tính cách ấy !!!!!!

 

By: HAnh

Subject: nhớ về cô Bội Trân

Mình cũng bất ngờ và sốc vì nghe tin..vì cách đây mấy tuần, mình gặp cô tại ĐHMT,cô vẫn khỏe và hoạt . Cô hẹn sau Tết lại gặp vì cô còn làm tiếp chuyên đề. Mình có nhiều ấn tượng và thật quí cô.(lúc nãy mình có chia sẻ những kỉ niệm về cô, nhưng post lên lại bị hư).

 

By: HHuy

Subject: nhớ về cô Bội Trân

hình như năm 81 cô vào dạy khóa tụi mình thì phải. Ấn tương mạnh với mình khi gặp cô lần đầu là cô rất giống cô gái Nhật bản.Thời đó phụ nữ đi làm ai cũng bình dị giống nhau ,nhưng cô vào dạy bao giờ cũng trang điểm cẩn thận.Cô sắc sảo và kiêu kì. Có lần cô mời tụi mình đến nhà chơi ,nhà cô nhiều chị em gái ...tuy trong nhà rất đơn sơ như mọi nhà thời đó nhưng vẫn phảng phất của một gia đình gốc quý phái...Mình ko rành về gia đình cô nhưng thời đó mình đã có cảm nhận như vậy...Và lạ nhất là mỗi khi ngắm cô đang giảng bài...mình vẫn thấy trong cô rất cô đơn và mang một nỗi buồn man mác..


By: Hoán

Subject: Re: Kỷ niệm về cô Huỳnh Bội Trân

Ngày ấy, được học khoảng một năm tiếng Nga, mỗi tuần vài tiếng. Tiếng Nga sau hết thời, chuyển qua học tiếng Anh, gần 2 năm.

Được học thêm Mỹ học, môn học mới – một chân trời mới. Cô luôn khuyến khích gợi mở về một cái gì mới, có chiều sâu của suy nghĩ, cảm nhận nhiều hơn về Mỹ thuật, trải ra bằng (từ) cuộc sống …

Bài học đầu, cô say sưa phân tích về vẻ đẹp của đền Parthenon Kiến trúc thời Hy lạp cổ đại… Có lẽ ngay từ buổi đầu của Mỹ học, Đinh văn Phong có khiếu về mảng này hơn, có lần ngồi cà fê Trung dũng nghe các bạn bàn luận, mình mù tịt, từ đó suy nghĩ, tìm đọc thêm về Mỹ học … thế mà nó vẫn như mơ mơ … ẩn hiện - Mỹ học. Mãi sau gần cuối kỳ Mỹ học, mới dám lên trình bày về thân thế sự nghiệp Picaso, cô cho điểm to, hehe … thích quá!

Khi mới được học, điều ngạc nhiên là sao cô hiểu biết nhiều thế, sau này mới biết, nhà cô trước 1975 là nhà sách nổi tiếng ở BH - Huỳnh Hiệp.

Khoảng năm 1987, 88 (có lẽ) cô và nhà trường đã mời Nguyễn Phi Hoanh, dịp đấy được xem phim trong hội trường: 20 Danh họa nổi tiếng thế giới.

Khoảng 10 năm trước, khi trang „tienve“ còn hoạt động, thỉnh thoảng có vào xem cô viết được đăng ở đây: https://www.tienve.org/home/authors/viewAuthors.do?action=show&authorId=124

Có lẽ những với „ước mong“ cô đã cố làm cho nhiều thế hệ học sinh …



Date: 2012-01-23

By: số 7

Subject: chào bạn cũ , trường xưa

Được tin cô Bội Trân mất thật ngỡ ngàng . những năm đó cô dạy lịch sử mỹ thuật , cô thật hiền , dạy giỏi làm cho học sinh học rất hứng thú , là một người cô có lương tâm , thật buồn xin thắp một nén hương lòng để tưởng nhớ cô . Nhớ trường xưa , nhớ bạn cũ quá , mặc dù trường bây giờ không còn một chút cảnh xưa , kể cả cái sân cát mà tụi mình hay đánh bóng chuyền , vừa đánh vừa chửi tục ( loạn xà ngầu ) cũng không còn ... cái nhà ăn mái tôn thấp lè tè núp sau cây trứng cá tội nghiệp .... chúc mọi người năm mới mạnh khỏe, an lành


Date: 2012-01-17

By: Đạt

Subject: Kỷ niệm về cô Huỳnh Bội Trân

Vào một buổi học lịch sử mỹ thuật, nội dung bài học hôm đó về các tác phẩm nghệ thuật phương tây, cô Bội Trân tự dưng dẫn câu trong Kình Thánh của Chuá Giêsu: “…nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa…” và hỏi một cách bong đùa rằng có ai có thể làm được như vậy không, xem như đó là chuyện không tưởng . Ngay sau buổi học Đạt viết cho cô lá thư đề nghị cô không nên đem những ý tưởng về tôn giáo ra để khôi hài. Trong thư trả lời cô Trân nói cô không có ý đem câu nói của Chúa Giêsu ra để khôi hài, và cô rất lấy làm tiếc vì đã tạo ra sự ngộ nhận. Khi học đến phần chủ nghĩa Ấn Tượng – Impressionism, cô Trân nói với Đạt rằng “vì suy nghĩ của em có tính độc lập, tôi giao cho em và Liên Giang đào sâu vể chủ nghĩa Ấn Tượng và làm thuyết trình – presentation cho cả lớp”. Để khích lệ tinh thần cô nói nếu làm thành công cô sẽ thưởng cho cuốn sách gì đó. Hồi đó hầu hết tài liệu về chủ nghĩa Ấn Tượng trong thư viện trường là bằng tiếng Anh, mà vốn liếng tiếng Anh lại không nhiều, nên chẳng hiểu gì nhiều cho lắm về chủ nghĩa Ấn Tượng. Thêm vào đó, mình chưa thấu đáo cho lắm phương cách và hình thức của thuyết trình. Buổi thuyết trình thật khô khan và lộn xộn. Khi mình không được biết nhiều về một đề tài nào đó, trình bày nó cũng thiếu tự tin và cũng không giúp cho người nghe hiểu nhiều về đề tài đó.
Sau này khi qua Úc học, cô Trân cho biết cô r áng xin t ài trợ cho chuy ến đi và thuyết phục thày Quyết (lúc bấy giờ là hiệu trưởng hay sao đó) đi cùng thày Thoại qua Úc tham quan các phân khoa nghệ thuật tại đại học Úc để tận mắt thấy những trào lưu lúc bấy giờ hầu có thể thay đổi mở khoá cho chương trình đào tạo tại trường bên Việt Nam. Cô cho biết cô ra nước ngoài thấy được các trào lưu tự do rộng mở trong nghệ thuật, nhưng biết rằng cô sẽ không thể đưa những cái mới đó về trường được, vì sự thiếu thông tin và đường lối kiểm soát, kìm kẹp văn nghệ sĩ của nhà nước Việt Nam.
Cô cho biết rất thích thể loại Instalation rất phổ thông lúc bấy giờ (đầu những năm 1990s). Sau khi cô học xong bên Úc, về Việt Nam thì Đạt không còn giữ liên lạc được với cô nữa. Lần về Việt Nam năm 2003 thì nghe nói cô đã ra nước ngoài sống.

 

DL post lại từ nhà báo Phú Trang

TS. Huỳnh Bội Trân, một nhà nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam, người viết lịch sử mỹ thuật Việt Nam vừa qua đời ở tuổi 55!

Chị Bội Trân là người con của đất Biên Hòa - Đồng Nai. Chị có một thời gian dài giảng dạy ở trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai, là cộng tác viên của nhiều tờ báo ở Việt Nam trên lĩnh vực mỹ thuật (sau này chị theo chồng định cư ở nước ngoài).

Nhưng nhắc đến TS. Huỳnh Bội Trân là nói đến một chuyên gia về các vấn đế mỹ thuật Việt Nam đương đại. Luận văn tiến sĩ của chị ở bảo vệ ở khoa Lịch sử nghệ thuật thuộc Đại học Sydney với đề tài “Thẩm mỹ Việt Nam từ sau 1925” (Vietnamese Aesthetics from 1925 onwards) có nhiều đóng góp quan trọng và được trích dẫn trong nhiều công trình nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam của nhiều tác giả trên thế giới.

Trong công trình nghiên cứu công phu với những phát hiện có tính quy luật về lịch sử mỹ thuật Việt Nam ấy, chị Bội Trân cũng có những phân tích và đánh giá về nền mỹ thuật của miền Nam giai đoạn từ 1954 đến 1975. Nhà báo, nhà nghiên cứu Lê Hải viết về chị: “TS. Bội Trân nhìn mỹ thuật Việt Nam trong một không gian rất rộng của mỹ học thể hiện qua những vật dụng trong cuộc sống đời thường như kiến trúc và váy áo để không chỉ viết sử mà còn là nhìn vào bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam” Và có thể nói, đóng góp lớn của TS. Bội Trân chính là góp phần giới thiệu một cách sâu sắc bản sắc dân tộc của Việt Nam trên trường quốc tế.

Nhiều năm qua, chị cũng là chiếc cầu nối để tạo điều kiện cho các trường đại học ở Việt Nam và một số cơ sở đào tạo hiện đại ở nước ngoài có cơ hội được trao đổi, hợp tác. Chị là chiếc cầu nối tạo điều kiện cho nhiều sinh viên mỹ thuật Việt Nam được tiếp cận với kiến thức, công nghệ, phương pháp hiện đại nhằm làm giàu cho bản sắc văn hóa Việt. Sự ra đi của chị là một mất mát lớn cho giới nghiên cứu lịch sử mỹ thuật Việt Nam. Vĩnh biệt chị, vị đại sứ văn hóa Việt!


PHÚ TRANG

(bài báo do HS Quang Hoàn cung cấp)

ia đình MTTTĐN vô cùng thương tiếc báo tin:
Bạn chúng tôi, ông Nguyễn Hải Bằng
Là cựu sinh viên Lớp Gốm 4 trường Mỹ Thuật Trang Trí Đồng Nai.
đã từ trần vào lúc 6 giờ 30 phút ngày 14/08/2013 Dương Lịch, tại Tân Khánh, Bình Dương
Lễ động quan lúc 5 giờ 30 phút ngày 17/08/2013 Dương Lịch.



Nơi gặp gở của tất cả các bạn sinh viên đã học tại Mỹ Thuật Trang Trí Đồng Nai